• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ liên kết với bệnh tuyến giáp

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Các nhà nghiên cứu Bỉ cảnh báo: Hơn một phần ba số phụ nữ mang thai bị thiếu sắt, đặt họ vào nguy cơ gia tăng bệnh lý tuyến giáp, sẽ làm tăng khả năng xảy ra các biến chứng khi mang thai như sẩy thai.

Các nghiên cứu được công bố trực tuyến trong Tạp chí Nội tiết Châu Âu vào ngày 22 tháng 7 năm 2016, chỉ ra rằng 35% của 2000 phụ nữ có thiếu sắt trong 3 tháng đầu mang thai, và điều này làm tăng nguy cơ hơn 50%.

Trong khi các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng thiếu sắt khi mang thai có thể ảnh hưởng từ 24% đến 44% số phụ nữ, thì đây là lần đầu tiên cho thấy các hiệu ứng phụ của một tỷ lệ tăng bệnh tuyến giáp tự miễn.

Tác giả chính Kris G Poppe, MD, PhD, Trưởng Phòng khám nội tiết, Bệnh viện Đại học CHU St-Pierre, Brussels, Bỉ, nói với Medscape Medical News rằng phát hiện này rất quan trọng vì bệnh tuyến giáp tự miễn ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, và cân nặng sơ sinh thấp hơn so với phụ nữ không bị ảnh hưởng.

thieusat

Ông nhấn mạnh rằng những phụ nữ muốn có thai nên tăng số lượng các thực phẩm giàu chất sắt, nhưng cũng lưu ý rằng "nhiều người không có kế hoạch này khi mang thai." Nhưng " không có quá muộn" về việc đo nồng độ ferritin huyết thanh sau khi mang thai, ông nói thêm rằng tất cả phụ nữ nên được kiểm tra dự trữ sắt của họ bất cứ khi nào.

"Nhưng nhiều nơi không đề xuất một cách hệ thống, tất nhiên thường là vì lý do kinh tế," Tiến sĩ Poppe nói. "Nó phụ thuộc vào từng khu vực, nó cũng phụ thuộc vào sắc tộc của những người phụ nữ mang thai."

Ông nói rằng những phát hiện mới cho thấy rằng "tình trạng thiếu sắt vẫn còn là một vấn đề, thậm chí ở các khu vực đô thị." Nó có những tương đồng với tình trạng thiếu i-ốt, ông nói: "Chúng ta thường nghĩ rằng nó đã biến mất, nhưng khi chúng tôi làm cuộc điều tra, thì rõ ràng nó không biến mất được."

35% phụ nữ mang thai có tình trạng thiếu sắt trong 3 tháng đầu

Để kiểm tra sự phổ biến của bệnh tuyến giáp tự miễn và các rối loạn chức năng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, Tiến sĩ Poppe và các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu hồi cứu với 1900 phụ nữ mang thai tham gia, phân tích các thông số sản khoa và dữ liệu sinh học tại một trung tâm giới thiệu đại học ở Bỉ.

Không ai trong số những người phụ nữ nghiên cứu có tiền sử bệnh tuyến giáp hoặc sử dụng thuốc tuyến giáp trước đó, và phụ nữ dùng thuốc bổ sung sắt trong lần khám thai đầu tiên cũng đã được loại trừ.

Nồng độ ferritin, kháng thể peroxidase tuyến giáp (TPO-abs), hormone kích thích tuyến giáp (TSH), và thyroxine tự do (FT4) được đo trong lần khám thai đầu tiên, và chỉ số khối cơ thể, tuổi của phụ nữ được ghi nhận.

Tình trạng thiếu sắt được xác định khi nồng độ ferritin huyết thanh <15 mg/ml, trong khi bệnh tuyến giáp tự miễn được cho là hiện diện khi mức TPO-abs là > 60 Kiu/L, và suy giáp cận lâm sàng được xác định khi nồng độ TSH > 2,5 mIU/L.

Kết quả cho thấy 35% phụ nữ có thiếu sắt, với một mức độ ferritin huyết thanh trung bình 10 mg/L so với 31 mg/L ở phụ nữ mà không thiếu sắt (P <0,001). Không có khác biệt đáng kể về tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi ≥30 hoặc về tỷ lệ béo phì giữa nhóm phụ nữ có và không có thiếu sắt.

Nồng độ TSH cao hơn đáng kể ở nhóm thiếu sắt so với nhóm không thiếu sắt, 1,5 mIU/L vs 1.3 mIU/L (P = 0,015), và mức độ FT4 thấp hơn đáng kể ở những phụ nữ thiếu sắt, ở mức 1.0 ng/dL vs 1.1 ng/dL (P <0,001). Mức TPO-abs huyết thanh có thể so sánh giữa hai nhóm.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phụ nữ thiếu sắt có một tỷ lệ cao hơn đáng kể bệnh tuyến giáp tự miễn so với phụ nữ không thiếu sắt, ở mức 10% so với 6% (P = 0,011) và đã có một tỷ lệ cao hơn đáng kể suy giáp cận lâm sàng, 20% vs 16% (P = 0,049).

Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy rằng thiếu hụt sắt liên quan đáng kể với bệnh tuyến giáp tự miễn, với tỷ lệ chênh 1,52 (P = 0,017), mặc dù nó không còn gắn liền với tăng nguy cơ suy giáp cận lâm sàng sau khi điều chỉnh nhiều yếu tố gây nhiễu.

Cần tiếp tục nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Rõ ràng cần thêm các nghiên cứu hồi cứu để điều tra xem dữ liệu của chúng tôi có thể được xác nhận không và để cố gắng giải thích sự liên quan giữa thiếu sắt, bệnh tuyến giáp tự miễn, và rối loạn chức năng tuyến giáp chi tiết hơn, đặc biệt là liên quan đến kết cục thai kỳ ".

Để kết thúc, họ đang có kế hoạch thực hiện một nghiên cứu thuần tập sâu hơn. Tiến sĩ Poppe cho biết: "Chúng tôi phải đánh giá các kết quả của nghiên cứu thuần tập của chúng tôi và sau đó tìm xem thiếu sắt có ảnh hưởng đến sinh non và sẩy thai hay không"

Họ cũng sẽ kiểm tra xem có phải bất kỳ ảnh hưởng nào đến kết cục là chỉ do thiếu sắt, do quá trình tự miễn dịch tuyến giáp, hoặc do cả hai hay không, khi "một yếu tố có thể củng cố ảnh hưởng đến yếu tố khác", ông cũng chỉ ra. 

Lược dịch từ http://www.medscape.com/viewarticle/866767


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 30 Tháng 7 2016 10:37

You are here Đào tạo Tập san Y học Tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ liên kết với bệnh tuyến giáp