• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

  • PDF.

CN. Nguyễn Quốc Việt – Khoa PHCN

I. Giải phẩu

Đám rối thần kinh (TK) cánh tay được tạo nên bởi 5 ngành trước của các rể thần kinh cổ C5,C6,C7,C8 và D1 các rể này tạo thành 3 thân nhất , rồi  sau đó tạo thành 3 thân nhì và từ các thân nhì cho ra các dây thần kinh chi trên. Cụ thể như sau:

damroi1

1.1. Thân nhất;

  • Thân nhất trên: do rể TK C5, C6 tạo nên
  • Thân nhất giữa: do rể C7, C8 và D1 tạo nên
  • Thân nhất dưới: do rể C8 va D1 tạo  nên

 1.2. Thân nhì:

  • Thân nhì ngoài : do ngành trước của thân nhất tạo nên,Thân nhì ngoài gồm các dây TK cơ bì và rể  ngoài dây TK giửa
  • Thân nhì dưới: do ngành trước của thân nhất dưới trở thành nhân nhì dưới cho ra dây TK trụ, rể trong dây TK giửa, dây TK bì cánh tay trong, dây TK bì căng tay
  • Thân nhì sau: do các ngành do các ngành sau của 3 thân nhất tạo nên cho ra các dây, dây TK mủ, dây Tk quay, dây TK dưới vai dưới, dây TK dưới vai trên và dây TK ngực lưng

II. Triệu chứng lâm sàng

2.1. Tổn thương hoàn toàn đám rối TK cánh tay

  • Mất vận động hoàn toàn chi trên
  • Mất toàn bộ các loại cảm giác và phản xạ gân xương của chi trên
  • Có thể gặp hội chứng Claude-Bernard - Horner: co hẹp đồng tử, hẹp khe mi, nhãn cầu thụt lùi về sau

2.2. Tổn  thương thân nhất trên:  Liệt Erb

  • Liệt cơ delta do tổn thương dây TK mủ, không giơ được cánh tay lên cao
  • Liệt cơ nhị đầu do tổn thương dây TK cơ bì, không gấp được cẳng tay
  • Không có biểu hiện tổn thương dây TK quay, trụ và giữa
  • Giảm cảm giác đau bờ ngoài của vai,cánh tay, cẳng tay và nền đốt bàn một

2.3. Tổn thương thân nhất giữa, do rể C7 tạo nên khi tổn thương liệt dây TK quay

  • Không duỗi được cổ tay và đốt 1 các ngón tay
  • Mất cảm giác đau mặt sau cẳng tay và mu tay, phản xạ gân cơ tam đầu còn

2.4. Tổn thương thân nhất dưới: Liệt Klumpke.

  • Giảm chức năng dây trụ, dây bì cánh tay, cẳng tay trong và một phần dây giữa
  • Liệt ngọn chi trên , cơ gian đốt, cơ gấp ngón tay va cơ gian đốt, mất động tác gấp
  • khép và dạng các ngón tay  mất động  tác duỗi đốt ngón 2.3
  • Mất cảm giác mặt trong cánh tay, cẳng tay và bàn tay.Teo cơ bàn tay
  • Mất phản xạ trụ sấp

2.5. Tổn thương thân nhì ngoài

  • Liệt cơ sấp tròn , cơ gan tay lớn và cơ gấp ngón cái
  • Liệt cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước

2.6.Tổn thương thân nhì dưới

  • Mất cảm giác mặt trong cánh tay và cẳng tay
  • Tổn thương một phần dây TK trụ, dây TK giữa

2.7.Tổn thương thân nhì sau

  • Rối loạn cảm giác vùng mõm vai, mặt sau cẳng tay và nửa ngoài mu tay
  • Mất phản xạ cơ delta , cơ tam đàu và phản xạ trâm quay
  • Liệt cơ tam đầu , cơ duỗi bàn tay và ngón tay, cơ delta

III. Triệu chứng tổn thương các dây thần kinh ở chi trên

3.1. Tổn thương dây thần kinh mũ

Dây tk mũ do rễ C5, C6 tạo nên, tách ra tư thân nhì sau.Tổn thương dây TK mũ hay gặp trong trường hợp sau:gãy xương bả vai hoặc xương đòn,sai khớp vai,gãy chỏm xương cánh tay,chấn thương đụng giập vùng bả vai.

Lâm sàng:

  • Mất cảm giác đau vùng cơ delta
  • Liệt và teo cơ delta, không gấp cánh tay lên được

3.2. Tổn thương dây cơ bì

Không gấp khuỷu được,mất cảm giác mặt ngoài cánh tay

3.3. Tổn thương dây quay.

  • Mất cảm giác mặt sau cánh tay, căng tay và nữa ngoài mu tay
  • Mất phản xa gân cơ tam dầu cánh tay va phản xạ trâm quay
  • Không thực hiên được cử động: duỗi cẳng tay, bàn ngón tay, duỗi và dạng ngón tay cái,ngữa cẳng bàn tay.

3.4. Tổn thương dây trụ.

  • Mất hết cảm giác ở ngón tay út, mô út và ½ ngón nhẫn
  • Mất động tác khép và dạng cac ngón tay, khép ngón cái

3.5. Tổn thương dây giữa

  • Giảm hoặc mất cảm giác mặt gan của ngón 123 nữa ngoài ngón 4,mặt mu đốt cuối của các ngón trên
  • Mất hoàn toàn động tác gấp ngón trỏ và ngón cái.không đối ngón cái được.

IV. CácTest chẩn đoán tổn thương dây thần kinh chi trên

4.1. Dây thần kinh trụ.

Nghiệm pháp ngón tay cái: bệnh nhân kẹp tờ giấy giữa ngón cái và ngón trỏ, bênh nhân sẽ không kep được  tờ giấy bằng ngón cái dũi thẳng mà phải gấp đốt cuối của ngón cái mới kẹp được

4.2. Dây thần kinh giữa.

Nghiệm pháp Froment: cho bênh nhân kẹp tờ giấy giữa ngón cái và ngón trỏ bệnh nhân sẽ không kẹp băng cách gấp ngón tay cái mà chủ yếu kẹp bằng khép ngón tay cái.

V. Điều trị

  • Mang đai, máng ,nẹp…
  • Dùng  thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh và thuốc phục hồi tổn thương dây thần kinh như nivalin, Vitamin nhóm B liều cao.
  • Tăng cường tuần hoàn ngoại vi.
  • Thuốc chống viêm, giảm đau.
  • Châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu và tập vận động trị liệu
  • Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định như viêm dính, đứt dây thần kinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Chương, Phan Việt Nga (2006), “Thần kinh học”, Nhà xuất bản Y học.
  2. Trịnh Văn Minh (2001), “Giải phẫu người”, Nhà xuất bản Y học.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 22 Tháng 3 2014 18:30

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay