• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của chất độc da cam nhằm diệt các loài cây gỗ, cây bụi và mùa màng lương thực là sự che chở và nguồn cung cấp  thực phẩm cho quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Chất này duy trì chỉ trong một vài ngày hoặc vài tuần và sau đó tự tiêu hủy, nhưng nó có chứa độc chất dioxin, không phân hủy dễ dàng và hiện vẫn đang gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người dân ở Việt Nam.

dioxin1

54 năm đã trôi qua, hậu quả của chất độc da cam/dioxin không hề vơi đi khi hàng triệu người Việt Nam; hàng 3, 4 thế hệ sau vẫn đang gánh chịu bằng chính nỗi đau trên da thịt. Giải quyết hậu quả chất độc da cam hàn gắn vết thương chiến tranh vừa là lương tâm, trách nhiệm, đạo lý đối với những người đã chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vừa là vấn đề xã hội nhân đạo đối với đồng bào ở những vùng bị ảnh hưởng chất độc da cam, vừa là vấn đề chính trị, ngoại giao tế nhị.

Đáp ứng yêu cầu đó, năm 1980 Ủy Ban 10-80 ra đời và hoạt động đến năm 2000. Năm 1999, ban Chỉ đạo 33 được thành lập. Trước đó, năm 1988 Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc hội chữ thập đỏ Việt Nam đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi phải có một tổ chức đủ sức đảm đương những nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

Trong bối cảnh đó, ngày 10 tháng 1 năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (Vietnam Association for Victims of Agent Orange/dioxin - VAVA) được chính thức thành lập (Hội được thành lập theo quyết định số 84/2003/QB-BNV ngày 17/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). nhằm "giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân chất độc da cam, góp phần khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và đại diện cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài". Một trong những việc làm đầu tiên của Hội là lập dự án "Giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam trong cuộc sống", đồng thời "tổ chức thu thập hồ sơ chứng cứ tiến hành khiếu kiện dân sự các công ty Mỹ sản xuất chất độc da cam để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh".

Ngày 25/6/2004, đại diện 32 thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã họp hội nghị nhất trí đề nghị lấy ngày 10 tháng 8 hàng năm là ngày cả nước hành động "Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam" và ngày 06/8/2004 Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 5770-CV/VPTW thông báo: Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý lấy ngày 10 tháng 8 hàng năm là "Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam". Từ đó đến nay, sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam được thực hiện liên tục, thường xuyên, đặc biệt trong dịp ngày 10 tháng 8 sự quan tâm đó càng được tăng cường và sâu rộng hơn.

Thông tin từ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết, cả nước có khoảng 3 triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Trong đó thế hệ thứ hai có khoảng 200.000 người, thế hệ thứ 3 là 80.000 người, nhiều địa phương có thế hệ thứ 4 bị phơi nhiễm.

Tại sao Chất độc Da cam và Dioxin lại nguy hiểm đến vậy?

Dioxin là chất hữu cơ tồn lưu độc hại kéo dài nhiều thập kỷ, không tan trong nước và không thoái hóa dễ dàng. Chất này bám vào các phân tử đất được nước chảy từ các đập tràn hoặc các vùng bị phun rải đưa xuôi xuống dưới và lắng đọng dưới đáy ao hồ, chất này được hấp thụ vào các loài cá, loài thân mềm và vịt ngan, dễ dàng len lỏi vào chuỗi thực phẩm của con người.

Với một liều một phần tỷ gam/kg trọng lượng cơ thể (nanogam), Dioxin có thể gây nên các tai biến sinh sản. Dioxin xâm nhập vào cơ thể người qua đường da, đường hô hấp, và đường tiêu hoá. Qua máu Dioxin có thể đến mọi tổ chức, lưu giữ ở gan, đặc biệt là mô mỡ và thải trừ dần . Dioxin có thể thải qua đường sữa mẹ vì vậy trẻ em có thể nhiễm Dioxin từ người mẹ. Tác động về gen có thể bỏ qua một thế hệ và lại tái hiện trong thế hệ thứ ba hoặc các thế hệ sau.

Tác hại của Dioxin đối với con người

Nhiều công trình nghiên cứu trên động vật thực nghiệm và trên người (trong đó có nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam)., đã khẳngđịnh Dioxin gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư, tai biến sinh sản, các bệnh bẩm sinh, các bệnh do rối loạn chuyển hóa...Viện Hàn lâm y học Hoa Kỳ đã công bố danh mục những bệnh tật do Dioxin gây ra:

  • Dị tật bẩm sinh
  • Ung thư phần mềm (Sarcoma) : là những ung thư có nguồn gốc trong mô ( trừ ung thư xương, ung thư các tạng, ung thư võng nội mô ) và ung thư các tổ chức thần kinh ngoại vi. Có hơn 20 loại ung thư phần mềm.
  • U Lympho không Hodgkin
  • U Lympho Hodgkin
  • Các bệnh ung thư đường hô hấp trên và ung thư phổi
  • Ung thư tiền liệt tuyến
  • Chloracne ( Mụn nhọt mặt do clo)
  • Bệnh sạm da Porphyria cutanea tarda
  • Bệnh đa u tủy (multiple myeloma)
  • Bệnh đái tháo đường type II
  • Nứt đốt sống gây thoát vị não tủy spina bifida
  • Bệnh thần kinh ngoại vi
  • Các bệnh do rối loạn sinh sản ở nữ giới (thai chết lưu, đẻ non, sẩy thai, đẻ trứng...)

Nguồn:    

  1. Theo Đề cương tuyên truyền 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam - Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam
  2. https://vi.wikipedia.org/wiki/hậu_quả_chất_độc_da_cam_tại _Việt_Nam
  3. http://www.aspeninstitute.org/vi/policy-work/agent-orange/history
  4. http://www.aspeninstitute.org/vi/policy-work/agent-orange/health-effects

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 8 2015 09:42

You are here Tin tức Y học thường thức Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin