• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chế độ ăn trong bệnh gout

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

Bệnh gout là do lắng đọng các tinh thể urat (urat natri) hoặc tinh thể axit uric gây bệnh. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính.

Bệnh gout là hậu quả của tăng axit uric máu, một sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của các nhân purin (adenin và guanin) - thành phần axit nhân tế bào (axit nucleic).

gout1

Những biểu hiện lâm sàng chính bao gồm:

+ Viêm khớp cấp tính: khởi phát thường gặp ở khớp bàn-ngón cái, có sưng, nóng, đỏ, đau. Axit uric máu tăng cao

+ Gout mạn tính: lắng đọng sạn urat (tophi) thường có ở vành tai, mỏm khuỷu tay, mặt trụ xương cẳng tay.

+ Sỏi thận: sỏi axit uric, sỏi natri urat

Nguyên nhân: Do tăng lượng axit uric trong máu.

+ Tăng bẩm sinh: do thiếu men SGPT nên axit uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện toàn thân, thần kinh, thận, khớp. Bệnh rất hiếm và nặng.

+ Bệnh gout nguyên phát: gắn liền với yếu tố cơ địa và di truyền, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric.

+ Bệnh gout thứ phát: Axit uric tăng thứ phát do nhiều nguyên nhân sau:

  • Do ăn nhiều thức ăn có nhiều nhân purin (gan, long, thịt, cá, tôm, cua…), uống nhiều rượu. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
  • Do giảm thải axit uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận.

 Nguyên tắc điều trị bệnh gout

- Việc điều trị bệnh gout vừa cần chữa các đợt cấp tính, vừa đề phòng tái phát và chữa gout mạn tính.

- Hạn chế đưa vào các chất có thể giáng hóa tạo thành axit uric:

  • Hạn chế thực phẩm nhiều nhân purin: thịt, cá nạc, gia cầm, hải sản, óc, gan, bầu dục, nước luộc thịt, đậu đỗ,…
  • Hạn chế thức uống nhiều nhân purin kiềm: bia, cà phê
  • Rượu là thức uống có tác dụng giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là tăng lactate máu do rượu, do đó nên bỏ hẳn rượu.

- Trong trường hợp bệnh nhân béo quá mức nên giảm cân từ từ không nên giảm quá nhanh.

-  Giảm tích trữ axit uric trong cơ thể bằng dùng các thuốc tăng đào thải axit uric qua thận.

- Ức chế phản ứng chuyển hóa tạo thành axit uric.

- Giảm đau trong các đợt cấp.

Như vậy, rõ ràng trong điều trị bệnh gout cấp tính cũng như mạn tính, chế độ ăn đóng vai trò hết sức quan trọng. Ăn ít chất đạm và thực phẩm có chứa nhiều nhân purin thì vừa giảm được tổng hợp axit uric và vừa giảm được gánh nặng cho thận về đào thải axit uric.

Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân gout:

Trong đợt gout cấp:

Năng lượng: 30 -35 Kcal/Kg

Tỉ lệ năng lượng giữa các chất dinh dưỡng:           P : L : G = 11% : 21% : 68%

* Sử dụng chất đạm từ nguồn: Trứng, sữa, phomat, đậu phộng, mè. (Chú ý: bệnh nhân có cholesterol máu cao không nên dùng trứng quá 2 lần/tuần)

gout2

* Chất bột đường: gạo, mì, khoai củ, đường, bánh kẹo ngọt. (Bệnh nhân thừa cân, béo phì không nên ăn nhiều đường, bánh kẹo ngọt).

gout3

* Chất béo: sử dụng mỡ, bơ, dầu thực vật.

* Rau quả: dùng nhiều nhưng nên bỏ các loại rau quả có vị chua, bỏ đậu đỗ

* Nước uống: 2 lít/ ngày trở lên, nên uống nước khoáng kiềm bicarbonate. Bỏ bia, rượu, cà phê, chè.

 Ngoài đợt viêm cấp: có thể áp dụng chế độ ăn thông thường nhưng chú ý:

- Hạn chế thức ăn có nhiều purin: thịt, cá nạc, hải sản, gia cầm. Nếu ăn thì cần luộc chín và đổ nước luộc đi không dùng. Không nên ăn các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, lòng, dồi lợn…

- Uống nhiều nước: uống các loại nước khoáng kiềm, ăn các loại quả, rau có tính chất lợi tiểu để tránh axit uric ứ đọng lại trong cơ thể.

Nguồn: Dinh dưỡng lâm sàng - NXB Y học

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 9 2014 20:19

You are here Tin tức Y học thường thức Chế độ ăn trong bệnh gout