Trực khuẩn phong (hủi) được Hansen người Na Uy tìm ra năm 1874 ở Novergia.
- Vi khuẩn có hình que như vi khuẩn lao nhưng to đậm hơn, không có lông, vỏ và nha bào.
- Bắt màu đỏ theo phương pháp nhuộm Ziehl - Neelsen, sắp xếp thành từng đám giống như bó củi. Vi khuẩn dễ bị tẩy màu bởi alcol acid hơn vi khuẩn lao.
- Cấu tạo: Giống vi khuẩn lao, giàu lipid cho nên kháng lại alcol- acid.
Ngoài ra có thêm acid mycolic, acid leprosinic.
2. Nuôi cấy- Cho đến hiện tại người ta vẫn chưa nuôi cấy được vi khuẩn hủi trên môi trường nhân tạo.
- Muốn giữ chủng vi khuẩn, tiêm truyền cho chuột Hamster, vi khuẩn sinh sản tại chỗ.
- Các enzym và độc tố của vi khuẩn chưa rõ.
II. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Vi khuẩn gây bệnh cho người là bệnh hủi hay còn gọi bệnh phong.
Bệnh đã có từ rất lâu đời, người ta rất sợ, xếp nó vào một số trong các bệnh nan у.
Hiện nay nhiều nước tiên tiến đã thanh toán, nó còn tồn tại nhiều ở một số nước châu Á, châu Phi.
Ở Việt
- Đường lây:
Chủ yếu qua da, cũng có thể qua niêm mạc. Nhưng nói chung bệnh hủi lây lan rất khó. Người ta đã tìm ở nhau thai không có vi khuẩn hủi, nếu mẹ bị hủi mang thai và đứa trẻ cách ly tốt thì không bị lây.
- Thời gian ủ bệnh: Rất dài từ 2 - 3 năm thậm chí có trường hợp đến 40 năm.
- Bệnh hủi diễn biến mãn tính nhiều năm và được chia làm 3 thể:
.Thể hủi củ (thể nhẹ nhất):
Do sức để kháng cơ thể tốt, có điều trị, tổn thương khu trú thành các củ hủi ở da và niêm mạc. Thể này thường không đào thải vi khuẩn nên không lây.
.Thể ác tính (thể nặng)
Khi bị bệnh, điều trị kém hoặc không điều tri, sức đề kháng của cơ thể lại yếu. Vì thế các tổn thương lan tràn, đào thải vi khuẩn nhiều qua da tổn thương hoặc niêm mạc mũi cho nên thể này dễ lây lan, cần cách ly tuyệt đối.
.Thể bất định: Trung gian 2 thể trên, có thể chuyển sang thể ác tính hoặc hủi củ tuỳ thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân và công tác chăm sóc, điều trị của thầy thuốc.
III. CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM
Chẩn đoán bệnh hủi hiện nay chủ yếu dựa vào lâm sàng. Chẩn đoán xét nghiệm rất đơn giản mà chưa chính xác.
1. Nhuộm soi
+ Bệnh phẩm:
Lấy bệnh phẩm ở vết thương (u hủi hay củ hủi): Sinh thiết lấy một mảnh da nơi tổn thương, lau hết máu phết lên lam kính nhuộm soi. Chú ý thường lấy ở vị trí ranh giới giữa da lành và bị bệnh.
Dùng tăm bông ngoáy mũi, nên làm 3-7 buổi sáng.
+ Tiến hành nhuộm Ziehl – Neelsen
Xem hình thể vi khuẩn như đã mô tả.
2. Làm phản ứng dị ứng Mitsuda: Phản ứng này trên nguyên lý giống như phản ứng dị ứng lao
Kháng nguyên để làm phản ứng là chất Lepromin (ở nơi tổn thương): tiêm 1ml vào trong da/sau 2 tuần đọc kết quả. Đo đường kính quầng đỏ cứng tại nơi tiêm.
- d > 10 mm dương tính (+++)
- d = 5 -10 mm dương tính (++)
- d = 3 - 5 mm dương tính (+)
- d < 3 mm âm tính
Phản ứng này có giá trị theo dõi thể bệnh:
+ Thể bất định: Có thể dương hoặc âm
+ Thể ác tính: Phản ứng
+ Thể hùi củ: Phản ứng dương tính
IV. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BỆNH PHONG (HỦI)
Bệnh phong không phải là bệnh chiếm tỷ lệ cao (0,2%0) nhưng có một yếu tố khiến chúng ta lưu ý đến việc truyền thông:
- Tâm lý xã hội: hình ảnh người bệnh phong vẫn còn là nỗi ám ảnh sợ hãi đồi với cộng đồng, do đó dẫn đến việc kỳ thị người bệnh phong và con cái, người thân của họ. Người bị bệnh phong cũng có thể vì vậy mà giấu bệnh, không đi điều trị kịp thời.
- Bệnh phong lây qua đường hô hấp, nhưng không phải ai tiếp xúc với người bệnh phong cũng bị lây bệnh, mà chỉ có một số rất nhỏ. Người bệnh phong điều trị đúng cách, vi trùng sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng trong vài ngày.
- Tỷ lệ người mắc bệnh phong mới chưa giảm trong nhiều năm qua, trong số này tỉ lệ tàn tật còn cao. Hiện nay ở Việt
- 07/11/2012 20:50 - Y học thường thức: Giun móc
- 28/10/2012 19:21 - Bạn có bị Hội chứng ruột kích thích ?
- 25/10/2012 09:28 - Điều trị và dự phòng viêm quanh khớp vai
- 15/10/2012 15:42 - Thyroglobulin
- 12/10/2012 20:02 - Virus viêm gan B
- 24/09/2012 21:43 - Công nghệ xứ lý chất thải rắn y tế không đốt - Xu …
- 19/09/2012 14:27 - Chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai…
- 18/09/2012 07:56 - Phơi nhiễm chất thải y tế - nguy cơ và cách phòng …
- 12/09/2012 15:36 - Định lượng β HCG và progesterone trong thai ngoài …
- 10/09/2012 10:47 - Virus Rubella