• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chăm sóc bệnh nhân sốt mò

  • PDF.

ĐD Bùi Thị Lanh - Khoa Y học nhiệt đới

Bệnh sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Rickettsia orientalis gây nên, trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò Leptotrombidium thường sống ở bụi cây, bụi rậm, rừng cây keo lá tràm, bụi cỏ ẩm ướt …….

Bệnh chủ yếu ở vùng nông thôn rừng núi ở thành thị rất hiểm gặp

Lâm sàng: Bệnh khởi phát đột ngột sốt cao 40-41oC, rét run kèm theo đau đầu chóng mặt, đau mỏi cơ,sung huyết kết mạc mắt, phát ban, sưng hạch. Đặc biệt nơi mò đốt có sẩn đỏ sau đóng vẩy đen, nốt loét thường ở vùng kín như: bẹn, bìu, thắt lưng, nách, ngực, dái tai…vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục có đường kính khoảng 3-5 mm

Nếu có vẩy thì là vẩy đen, cứng phủ trên một nốt sẩn có gờ cứng. Nếu vẩy đã bong thì để lại vết loét lõm, màu đỏ tươi, sạch không tiết dịch, không có mủ. Người bệnh không hề biết có vết loét vì hoàn toàn không đau, không ngứa hay rát. Vào tuần thứ ba của bệnh thì vết loét lành, da trở lại bình thường.

Một số hình ảnh gặp tại khoa phòng:

sotmo1

sotmo2

sotmo3

Biến chứng: Trường hợp nặng dẫn đến

  • Viêm cơ tim, trụy tim mạch
  • Viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm
  • Viêm não, viêm thận

Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh giảm sốt nhanh trong vòng 12-24-48 giờ.

Chăm sóc:

  • Nằm nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng –
  • Vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng –
  • Dùng thuốc hạ nhiệt khi sốt cao trên 38,5oC
  • Chườm mát, cho uống đủ nước
  • Trường hợp sốt cao kéo dài, cơ thể bị mất nước nên bù nước bằng đường tĩnh mạch.

Phòng bệnh:

  • Phát quang bụi rậm quanh nhà,dọn sạch cỏ dại
  • Khi đi vào rừng núi hoặc cây cối rậm rạp cần mặc quần áo dài tay, tất chân che kín cơ thể
  • Không phơi quần áo hay nằm trên bãi cỏ tránh để ấu trùng bám vào.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 31 Tháng 10 2019 20:06

You are here Tin tức Y học thường thức Chăm sóc bệnh nhân sốt mò