• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Capnography - một tiêu chuẩn giám sát thiết yếu trong quá trình gây mê

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Lam Tuyền - GMHS

Kể từ sự ra đời đầu tiên của thiết bị đo và ghi CO2  bằng hồng ngoại  đầu tiên của Luft năm 1943. Capnography trở thành một thành phần quan trọng trong các phương tiện giám sát bệnh nhân trong quá trình gây mê. Capnography giúp chẩn đoán nhanh chóng các tình huống  có thể xảy ra các tình trạng thiếu Oxy trước khi  dẫn tới tình trạng thiếu Oxy tổn thương não không phục hồi.
Một sự thay đổi đáng chú ý trong những năm gần đây, công nhân lợi ích của Capnography. Hội Gây mê Mỹ (ASA) đã yêu cầu sử dụng Capnography theo dõi  trong bệnh nhân thở máy có an thần từ trung bình tới  nặng.

I. Tổng quan về Capnography

Capnography (Thán đồ) là biểu đồ ghi lại  nồng độ CO2 của khí thở vào và thở ra trong suốt chu kì hô hấp, cho phép đánh giá  trực tiếp tình trạng hô hấp  của bệnh nhân cũng  như gián tiếp  sự trao đổi chất và tuần hoàn của bệnh nhân.
 Một giá trị quan trọng trong Capnography: EtCO2 ( End-Tidal- CO2) là áp lực hay nồng độ CO2 cuối thì thở ra  của bệnh nhân.
Các phép đo Pet CO2 trở thành một công cụ đo không xâm lấn hữu ích để theo dõi PaCO2 và tình trạng thông khí bệnh nhân trong gây mê. Trong các điều kiện sinh lý bình thường Pa CO2 và Pet CO2 chênh lệch nhau  khoảng 2 -5 mmHg.

1.Sinh Lý  học của Capnography:

capno1

Hình 1: Quá trình  vận chuyển Co2 trong cơ thể

2. Một Capnography bình thường:

capno2

Hình 2: Một Capnography bình thường

Thành phần Capnography:

DE: Giai đoạn hít vào, là giai đoạn nồng độ CO2giảm nhanh chóng xuống đường cơ  sở.
AB: Khoảng chểt từ giải phẫu và thiết bị ống thở. B bắt đầu thì thở ra.
BC: Giai đoạn thở ra, nồng độ CO2tăng lên ( do sự pha trộn CO2 trong phế nang và khí từ khoảng chết)
CD: Tiếp tục giai đoạn thở ra – Đường cao nguyên. D:nồng độ CO2 cuối thì thở ra. (ETCO2 )
Giá trị bình thường ET CO2 : 30 -43 mmHg.

3. Thiết bị đo thán đồ:

Các phương pháp đo thán đồ:

- Ghi phổ khối lượng như ghi phổ laser (nguyên lý RAMAN)

- Ghi phổ hồng ngoại (hay dùng nhất)

- Ghi phổ quang - âm học

● Ghi phổ hồng ngoại là phương pháp hay dùng nhất trong lâm sàng, dựa trên CO2 có tính chất hấp thu đặc hiệu và không hoàn toàn các bước sóng hồng ngoại chọn lọc 4,3 μm với lượng ánh sáng được hấp thu tỷ lệ thuận với nồng độ các phân tử CO2. Đo chuẩn bằng một tế bào nhận cảm chứa một nồng độ CO2 đã biết. Khí mê và hơi được monitor ghi và hiển thị bằng mmHg hoặc % (1 thể tích % = 1 KPa = 7,6 mmHg), giá tương đối thấp và gọn nhẹ.

 Các loại thán đồ:

- Thán đồ lấy mẫu trên đường ống máy thở :Dòng chính = main stream, Có sensor( cảm biến) nằm giữa  ống  nội khí quản và ống thở.

capno3   capno4

- Thán đồ lấy mẫu từ đường bên ống máy thở :Dòng bên = side stream .Bộ phận cảm biến nằm trong 1 máy monitor đơn vị , có riêng một dây dẫn  lấy khí mẫu

capno5

capno6

II. Ứng dụng lâm sàng thông qua giá trị Et CO2 và các dạng sóng :

1. Tăng thông khí: Khi nồng độ Et CO2  <30mmHg

capno7

Nguyên nhân có thể:
- Tăng tần số hô hấp
- Tăng  thể tích  lưu thông ( Vt)
- Hạ thân nhiệt
- Giảm sự trao đổi chất

2. Giảm thông khí: Khi nồng độ Et CO2 >43 mmHg

capno8

   Nguyên nhân có thể:
    - Giảm tần số hô hấp
    - Giảm thể tích lưu thông
    - Tăng thân nhiệt ( sốt cao ác tính )
    - Tăng sự trao  đổi chất
    - Dùng quá liều thuốc an thần
    - Sốt , nhiễm trùng, suy hô hấp, đau

3.   Phát hiện tắc nghẽn đường thở:

capno9

Nguyên nhân có thể xảy ra:
    - Co thắt phế quản
    - Tắc nghẽn đường thở hoặc hệ thống vòng máy gây mê
    - Dị vật đường thở

Theo dõi sự giãn cơ:

capno10

Nguyên nhân có thể xảy ra:

Đây là biểu hiện tác dụng của thuốc giãn cơ bắt đầu hết và  có dấu hiệu thở lại, vị trí xuất hiện  tương  đối ổn  định

Phát hiện đặt ống nội khí quản trong thực quản:

capno11

Đây là tiêu chuẩn chích xác  phát hiện đặt Nội khí quản  vào dạ dày. Sóng CO2   sẽ không  được cảm nhận và nhanh chóng về phẳng.

6. Tính toàn vẹn của hệ thống gây mê:

Các tai biến về gây mê do  rò rỉ đường thở,  hệ thống đường thở bị hở rất hay xảy ra. Và điều này cũng sẽ được phát hiện sớm khi theo dõi capnography.

capno12

Nguyên nhân có thể xảy ra:

- Hệ thống đường thở không kín

- Ống Nội khí quản quá nhỏ so với bênh nhân.

7. Phát hiện van thở ra bị lỗi:

capno13

8. Dao động tim:

capno14

Đặt mò Nội khí quản đường mũi:
Đo nồng độ CO2 liên tục trong quá trình đặt mò NKQ qua đường  mũi trong bệnh nhân tự thở. Đó sẽ là điều kiện để biết khi nào đầu ống NKQ gần với  khí quản nhất.

Phát hiện thuyên tắc khí :Trong trường hợp giá trị Et CO2 giảm  đột ngột.

Theo dõi đầy đủ quá trình tự thở của bệnh nhân trong các đơn vị chăm sóc đặcbiệt, bệnh nhân thoát mê trong quà trình gây mê, 

                                                                             


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 11 2014 21:36

You are here Đào tạo Tập san Y học Capnography - một tiêu chuẩn giám sát thiết yếu trong quá trình gây mê