• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Kiểm soát đường thở trên người trưởng thành (P2.)

  • PDF.

Bs Phan Văn Thịnh - 

V. Các phương pháp vô cảm để kiểm soát đường thở:

Để hỗ trợ kiểm soát đường thở, thường cần dùng một phương pháp vô cảm để tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, làm giảm các phản xạ đường thở và giảm các đáp ứng huyết động khi đặt các dụng cụ đường thở. Thông thường, kiểm soát đường thở được thực hiện dưới gây mê toàn diện sau giai đoạn dẫn mê. Cách khác là kỹ thuật kiểm soát đường thở khi bệnh nhân tỉnh, nghĩa là thiết lập đường thở (kể cả đặt nội khí quản) bằng cách gây tê đường thở và/hoặc an thần để đạt được mục đích khi có chỉ định lâm sàng. Trong trường hợp cấp cứu khi bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê, như trong ngưng tim hoặc ngưng thở cấp cứu, có thể không cần dùng các thuốc gây mê.

1. Kiểm soát đường thở sau khởi mê toàn diện:

a) Khởi mê chuẩn với thuốc mê tĩnh mạch và dãn cơ: 

  • Kỹ thuật thường được dùng để khởi mê toàn diện nhất là kỹ thuật gây mê tĩnh mạch, kỹ thuật này sử dụng thuốc mê tác dụng nhanh, sau đó là cho thuốc dãn cơ. Chỉ định thuốc dãn cơ để hỗ trợ đặt nội khí quản, tạo điều kiện thuận lợi để đặt đèn soi thanh quản, ngăn ngừa các phản xạ đóng thanh quản và ho sau khi đặt nội khí quản.
  • Propofol là thuốc mê tĩnh mạch được dùng nhiều nhất; các lựa chọn khác là etomidate, ketamine, thiopental và midazolam. Lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tình trạng huyết động, bệnh lý đi kèm, tình trạng dị ứng, cũng như dược động, tác dụng phụ, quan điểm cá nhân của người điều trị và điều kiện sẵn có.

kiémoatdt

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Kiểm soát đường thở trên người trưởng thành (P2.)