CN Hoàng Thị Thu Mười - Khoa KSNK
NGUYÊN TẮC
- Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ vệ sinh phải mang đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân: khẩu trang, găng tay, áo choàng, mủ…
- Làm ẩm đối với mọi quy trình vệ sinh, không quét khô.
- Thu gom rác trước khi lau, vệ sinh bề mặt.
- Làm vệ sinh đi từ khu sạch nhất đến khu bẩn nhất, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.
- Sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng cho từng khu vực.
- Cần làm vệ sinh ngay những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Không làm vệ sinh buồng bệnh khi đang thực hiện kỹ thuật điều trị và chăm sóc.
- Sau khi làm vệ sinh xong giẻ lau phải được giặt sạch phơi khô dưới nắng.
- Khu vực nguy cơ cao cần sử dụng tải lau nhà 1 lần, có máy giặt riêng
- Sử dụng đúng dung dịch làm sạch và khử khuẩn đúng nồng độ đã quy định.
1. Quy định chung
Có lịch vệ sinh cụ thể và phân công trách nhiệm cho nhân viên vệ sinh, có kiểm tra, giám sát
2. Phân loại theo vùng
- Vùng sạch
- Vùng kém sạch
- Vùng nhiễm khuẩn
3. Phân theo nguy cơ
- Nguy cơ thấp
- Nguy cơ trung bình
- Nguy cơ cao
4. Phân theo màu sắc
- Màu xanh: khu vực an toàn, sạch
- Màu vàng: khu vực chăm sóc và điều trị nguy cơ trung bình
- Màu đỏ: khu vực lây nhiễm, nguy cơ cao
- Màu trắng: khu vực vô khuẩn: phòng mổ, phòng sinh
5. Quy trình thực hiện
5.1. Vệ sinh buồng bệnh
a. Sàn nhà: 2 lần/ ngày hoặc khi cần
Bước 1: Mang trang phục bảo hộ cá nhân và chuẩn bị đủ phương tiện
Bước 2: Thu dọn đồ đạc trong phòng bệnh gọn gàng
Bước 3: Lau ẩm sạch bụi và hót rác, chú ý các góc ở gầm giường, bàn con…
Bước 4:
Đối với khu vực không lây nhiễm
- Lần 1: Lau sạch với nước và xà phòng.
- Lần 2: Lau lại nước sạch.
Đối với khu vực lây nhiễm
- Lần 1: Lau sạch với nước và xà phòng.
- Lần 2: Lau lại nước sạch.
- Lần 3: Lau bằng dung dịch sát khuẩn
Bước 5: Mang găng tháo khăn lau chuyển nhà giặt.
Bước 6: Đưa dụng cụ ra khỏi phòng, thu dọn
Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay
b. Cách dùng khăn lau nhà
- Chỉ sử dụng khăn lau sàn 1 lần , không vắt khăn lau sàn, không dùng chậu đôi để xả tấm lau sử dụng lại tức thì, có đủ tấm lau thay đổi đầu lau thường xuyên
- Khăn lau vùng này không mang sang vùng khác
- Khi lau nhà nên chia đôi mặt sàn , đặt biển báo để dành nửa lối đi
- Kỹ thuật lau theo đường zích zắc
5.2 Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các dụng cụ khác: mỗi tuần 1 lần
- Chuẩn bị dụng cụ
- Đưa người bệnh ra khỏi phòng, che đậy các vật dụng tránh bụi
- Quét nhẹ nhàng, cẩn thận trần nhà và tường từ trên xuống, loại bỏ bụi và mạng nhện
- Lau cửa kính, lau tường men, các dụng cụ như quạt, trần, đèn....bằng nước xà bông hoặc dd khử khuẩn sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.
- Lau sàn nhà theo quy định
- Thu dọn dụng cụ
- Tháo găng và rửa tay
5.3. Vệ sinh Giường, Bàn, Đệm, ghế
- Lau sạch bụi bằng khăn ẩm
- Lau cọ bằng nước xà phòng, lau lại bằng nước sạch và lau khô.
5.4. Nhà vệ sinh
- Nhân viên 2 lần/ ngày, bệnh nhân 4 lần/ ngày và khi cần
- Mang phương tiện phòng hộ.
- Dọn hết rác bẩn
- Tưới dung dịch khử khuẩn lên sàn nhà vệ sinh, bề mặt hố xí và để trong 10 phút
- Cọ rửa bằng nước sạch
- Thu dọn dụng cụ
- Tháo găng và rửa tay
5.5. Hành lang và cầu thang: 2 lần/ ngày hoặc khi bẩn
5.6. Vệ sinh bề mặt có máu và dịch tiết
- Mang phương tiện phòng hộ
- Pha dung dịch khử khuẩn theo quy định
- Tưới dung dịch khử khuẩn để ít nhất trong 10 phút
- Lấy giẻ hoặc giấy thấm để thấm máu, dịch trên bề mặt sàn nhà hoặc đồ vật rồi cho vào túi rác y tế màu vàng.
- Lau bằng khăn ướt có xà phòng hoặc chất diệt khuẩn nơi có máu hoặc dịch đổ.
- Giặt khăn hoặc thay tải và lau lại bằng nước sạch hết xà phòng , sau đó lau khô mặt sàn
- Tải lau sau khi làm vệ sinh phải giặt, phơi và để đúng quy định.
- Thu dọn dụng cụ
- Rửa tay ngay sau tháo găng vệ sinh.
5.7. Quy trình vệ sinh buồng phẫu thuật giữa 2 ca phẫu thuật liên tục
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch khử khuẩn theo đúng hướng dẫn, làm sạch tay và mang găng tay
Bước 2: Thu gom và loại bỏ chất thải, thu gom đồ vải bẩn
Bước 3: Loại bỏ găng tay và làm sạch tay
Bước 4: Mang găng sử dụng một miếng vải lau mới được làm ẩm trong dung dịch khử khuẩn để làm sạch và khử khuẩn bề mặt đã tiếp xúc với người bệnh hoặc chất dịch cơ thể, bao gồm cả bao, túi đo huyết áp.
Bước 5: làm sạch và khử khuẩn sàn nhà bằng lau ẩm ướt xung quanh bàn mổ bán kính 1-1,3 m, xử dụng đầu lau riêng biệt cho mỗi trường hợp làm sạch mới.
Bước 6: Khi hoàn thành công việc loại bỏ găng tay và làm sạch tay
5. 8. Quy trình làm sạch cuối ngày phẫu thuật
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch khử khuẩn theo đúng hướng dẫn làm schj tay và mang găng tay
Bước 2: Thu gom và loại bỏ chất thải, thu gom đồ vải bẩn thay đổi găng tay sạch và lau chùi đèn mổ
Bước 3: làm sạch và khử khuẩn tất cả các cửa, thiết bị chuyên dụng và điều khiển
Bước 4: làm sạch và khử khuẩn máy móc thiết bị trong phòng mổ
Bước 5:làm sạch và khử khuẩn bề mặt sàn, bàn mổ
Bước 6: đặt bảng báo hiệu trơn trượt cảnh báo lối vào phòng
Bước 7: Loại bỏ găng tay và ra khỏi phòng.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Y Tế, Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở, 2012.
- 26/05/2016 20:24 - Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai và cho con bú nh…
- 24/05/2016 17:55 - Điều trị liệt dương bằng y học cổ truyền
- 12/05/2016 08:12 - Trật khớp cùng đòn
- 25/04/2016 14:55 - Lưu đồ chăm sóc và hồi sức sơ sinh sau mổ đẻ
- 15/04/2016 09:25 - Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do vir…
- 30/03/2016 12:50 - Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân lọc máu liên tục
- 06/02/2016 20:31 - An toàn gây mê hồi sức trong phẫu thuật
- 16/01/2016 17:03 - Trật khớp háng
- 29/11/2015 20:04 - Cách pha dung dịch morphine liều nhỏ
- 17/11/2015 10:13 - Giới hạn và bẫy của chụp MDCT động mạch vành