Vị thuốc Cát căn - Thành phần hoá học và tác dụng dược lý

BS Phạm Hữu Quang - 

1.1. Tên khoa học

Cát căn còn có tên gọi khác là Cát căn, Sắn dây, Cát hoa, Phấn cát, Bạch cát.[1]

Theo thông tư số 19/2018/TT-BYT, Danh mục thuốc Y học cổ truyền thiết yếu, Cát căn là thuốc nhóm Phát tán phon nhiệt, số thứ tự 15. Theo đó, quy định tên khoa học của vị thuốc ( rễ củ ) là Radix Puerariae Thomsonii, còn tên khoa học của cây Cát căn là Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Sanjappa & Pradeep (Pueraria thomsonii Benth), thuộc họ Fabaceae (họ Đậu). Ngoài ra khi vị thuốc Cát căn dùng làm thuốc dưới dạng Tinh bột có tên là Amylum Puerariae.[1, 14]

1.2. Phân bố và thu hái

Cây cát căn phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây mọc hoang nhiều ở vùng núi, trung du như Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Cát Căn ưa sáng, thích hợp đất cát pha hoặc đất feralit có độ ẩm cao. Sinh trưởng mạnh vào mùa mưa.

Cát căn thường thu hoạch vào mùa đông bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau ( cao điểm là tháng 11). Người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô) sau đó tuỳ theo dạng sử dụng thuốc mà có cách bào chế khác nhau.[3]

catcan

Xem tiếp tại đây

 

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 05 Tháng 4 2025 10:02