Khô miệng ở bệnh nhân ung thư: 5 điều cần biết

Bs Nguyễn Thị Hồng Vy - 

Khô miệng (xerostomia) có vẻ như không phải là một vấn đề lớn, tuy nhiên đó lại là tình trạng rất không thoải mái và là tác dụng phụ thường gặp của việc điều trị ung thư.

Nguyên nhân gây ra khô miệng ở bệnh nhân ung thư là gì? Làm sao để điều trị và ngăn ngừa khô miệng?

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng khô miệng?

Đối với bệnh nhân ung thư, khô miệng đa phần do tác dụng phụ của xạ trị đầu mặt cổ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như:

Có phương pháp nào điều trị khô miệng không?

Có. Tuy nhiên, nếu tuyến nước bọt của bạn đã bị phá hủy hoặc phẫu thuật cắt bỏ, bác sĩ chỉ có thể điều trị triệu chứng. Có một số loại thuốc có thể điều trị khô miệng, tuy nhiên khi dừng thuốc thì triệu chứng khô miệng sẽ quay trở lại.

May mắn thay, phần tuyến nước bọt còn lại thường có xu hướng hoạt động bù trừ cho phần đã mất chức năng. Chính vì thế, việc phân tích thói quen và chế độ ăn là việc đầu tiên các bác sĩ thực hiện nhằm can thiệp điều chỉnh trước hết cho bệnh nhân trước khi chuyển sang các liệu pháp phức tạp hoặc can thiệp bằng thuốc.

Ví dụ: Muối ăn, nước tương có khả năng gây nên tình trạng khô miệng. Nước ngọt cũng vậy, tính acid, carbonat, đường và các chất phụ gia có thể kết hợp với nhau tạo nên một lớp màng bịt kín các ống tuyến nước bọt nhỏ. Chính vì thế, uống nhiều nước là điều bệnh nhân luôn được các bác sĩ tư vấn.

Nếu như việc thay đổi chế độ ăn không làm tình trạng cải thiện, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ:

Một số phương pháp khác có thể tham khảo như:

Nước bọt nhân tạo hoạt động ra sao?

Nước bọt nhân tạo là các chất bôi tại chỗ có dạng gel hoặc chất lỏng. Chúng có thể được phun vào miệng. Mỗi loại chứa các thành phần khác nhau được thiết kế để bôi trơn khoang miệng. Có khoảng 30 loại khác nhau.

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù các sản phẩm này có thể cung cấp một số cứu trợ tạm thời, nhưng chúng sẽ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Tuy nhiên, chúng vẫn là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân không muốn uống quá nhiều nước. Chúng dễ sử dụng và dễ mang theo.

Có thể phòng ngừa khô miệng không?

Phần lớn bệnh nhân xạ trị vùng đầu mặt cổ sẽ bị khô miệng do tuyến nước bọt bị tổn thương.

Nhưng bệnh nhân có thể hạn chế khô miệng từ các nguyên nhân như: cafe, sản phẫm từ đậu nành, bia rượu...

Nước súc miệng có chứa cồn và phenol cũng được chứng minh làm tăng nguy cơ khô miệng trong quá trình điều trị. Người có thể hạn chế sử dụng các sản phẩm trên để giảm tình trạng khô miệng

Tại sao phải giải quyết sớm tình trạng khô miệng?

Nước bọt là một chất lỏng phức tạp giúp con người nếm, nhai, nuốt và tiêu hóa thức ăn. Nó cũng giúp chúng ta nói dễ dàng hơn và duy trì cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng. Các tuyến nước bọt chính phối hợp với nhau tiết ra tới 1,5l nước bọt mỗi ngày- chiếm 90% lượng nước bọt của cơ thể.

Đối với tình trạng khô miệng mạn tính, hệ vi sinh vật khoang miệng cũng bị thay đổi đáng kể. Điều này có thể tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển dẫn đến sâu răng, nhiễm trùng khoang miệng, tưa miệng thậm chí gãy xương hàm. Chính điều này lại càng gây khó khắn hơn cho việc điều trị ung thư.

Một số vấn đề thường gặp như bệnh trào ngược cũng xuất hiện khi giảm hoạt tuyến nước bọt do ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa ban đầu tại khoang miệng.

Nguồn: Cynthia Demarco, MD Anderson Cancer Center https://www.mdanderson.org/cancerwise/dry-mouth--xerostomia--in-cancer-patients--5-things-to-know.h00-159618645.html


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 12 Tháng 8 2023 11:21