Bs Trình Trung Phong -
Rối loạn giấc ngủ được ghi nhận ngày càng phổ biến ở người bệnh sau nhiễm Covid 19, điển hình là mất ngủ. Đây là một trạng thái không thỏa mãn về số lượng và/hoặc chất lượng của giấc ngủ.Bệnh nhân hay than phiền về mất ngủ và hay tự mua thuốc uống nhưng hiệu quả không như mong muốn.
Trong chứng mất ngủ hậu covid 19,bệnh nhân thường than phiền khó đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ.Bệnh hay gặp ở phụ nữ và những người có tâm lý bị rối loạn và hoặc bị bất lợi về mặt kinh tế xã hội. Khi mất ngủ nhiều lần, dẫn đến mối lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm về hậu quả của nó. Điều đó tạo thành một vòng luẩn quẩn có khuynh hướng duy trì rối loạn.
Đến giờ ngủ, bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ mô tả bản thân họ có cảm giác căng thẳng, lo âu, buồn phiền hoặc trầm cảm và và suy nghĩ miên man. Người bệnh thường nghiền ngẫm cách đạt được giấc ngủ đầy đủ, những vấn đề cá nhân, trạng thái sức khỏe và cả cái chết. Họ thường cố gắng đối phó với sự căng thẳng của họ bằng sử dụng thuốc hoặc rượu. Buổi sáng, thường có cảm giác mệt mỏi về cơ thể và tâm thần; ban ngày họ cảm thấy trầm cảm, lo âu, căng thẳng, cáu kỉnh và lo lắng về bản thân.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Theo tiêu chuẩn của ICD - 10
Các nét lâm sàng sau là cần thiết để chẩn đoán quyết định:
- (a) Những than phiền khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng ngủ kém;
- (b) Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất 3 lần trong một tuần trong thời gian ít nhất một tháng;
- (c) Có sự bận tâm về mất ngủ và lo lắng quá mức về hậu quả ban đêm và ban ngày của nó;
- (d) Số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ không thỏa mãn gây ra đau khổ lớn hoặc gây trở ngại hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
Trắc nghiệm tâm lý: Chỉ số mức độ nghiêm trọng do chứng mất ngủ ISI, chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, bảng câu hỏi về thời gian ngủ STQ
Điều trị: Liệu pháp tâm lý - Vệ sinh giấc ngủ, Liệu pháp hoá dược
Liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp tâm lý chủ yếu là giáo dục người bệnh chú ý vệ sinh giấc ngủ:
- Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ
- Tập thức ngủ đúng giờ. Hàng sáng phải thức dậy vào một giờ nhất định, không phụ thuộc vào thời lượng đã ngủ đêm trước
- Tránh ngủ trưa, ngủ ngày quá nhiều
- Không dùng cà phê, trà, thuốc lá đặc biệt vào buổi tối
- Không uống rượu vì rượu phá vỡ nhịp thức ngủ
- Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ
- Tránh ăn quá no, hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ
- Tránh xem điện thoại, tivi, laptop trước khi ngủ.
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ thích hợp, nệm, gối thoải mái.
- Thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao hằng ngày
- Sử dụng kĩ thuật thư giãn luyện tập
- Liệu pháp hóa dược: có thể sử dụng các thuốc tác động đến hoạt động các chất dẫn truyền thần kinh liên đến hoạt động thức ngủ: benzodiazepine, z-drug, kháng histamine, melatonine, chống trầm cảm, an thần kinh, một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ có nguồn gốc thảo dược (tâm sen, bình vôi, lạc tiên)
(Tóm lược từ Quyết định 2122/ QĐ- BYT ngày 01 tháng 8 năm 2022)
- 11/10/2022 19:38 - Sử dụng thuốc an toàn không gây hại: Mục tiêu an t…
- 05/10/2022 09:55 - Cách xử trí khi bị bong gân
- 03/10/2022 10:52 - Dự phòng lao ở người nhiễm HIV
- 02/10/2022 19:37 - Run vô căn và các biến thể của nó
- 02/10/2022 19:32 - Mối liên quan giữa bệnh học miệng và các bệnh hệ t…
- 01/10/2022 15:41 - Diễn tập phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do…
- 01/10/2022 11:00 - Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Helicobacter p…
- 30/09/2022 16:15 - Bệnh nha chu và biến chứng thai kỳ
- 30/09/2022 16:05 - Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
- 29/09/2022 14:15 - Những bệnh nhân ICU nào cần điều trị dự phòng loé…