Bệnh vôi hóa cột sống và cách điều trị

Bất kỳ một dấu hiệu bệnh tật nào xảy ra trên cơ thể cùng cần thiết được quan tâm và bệnh vôi hóa cột sống cũng không ngoại lệ. Hãy tìm hiểu những biểu hiện và cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống qua nội dung bài viết dưới đây. 

I. Bệnh vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là tình trạng tích tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống. Điều này liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của cột sống với sự thoái hóa cột sống và xuất hiện gai xương.

Vôi hóa cột sống phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh cũng rất dễ gặp phải tình trạng này.

Vôi hóa xảy ra khi canxi tích tụ trong mô cơ thể, mạch máu hoặc các cơ quan. Sự tích tụ này có thể làm cứng và gián đoạn quá trình bình thường của cơ thể bạn. Canxi được vận chuyển qua dòng máu, nó cũng được tìm thấy trong mọi tế bào. Kết quả là, vôi hóa có thể xảy ra ở hầu như bất kỳ phần nào của cơ thể.

Vôi hóa cột sống là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống

1. Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các yếu tố di truyền, thiếu hụt dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi không đúng tư thế, chấn thương liên tục do thể thao, tai nạn xe cộ và những rủi ro khác.

Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người làm nghề khuân vác nặng, người béo phì do làm tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo, đưa tới tình trạng thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.

Một số nguyên nhân gây vôi hóa cột sống phổ biến bao gồm:

Nếu bạn là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh vôi hóa cột sống, hãy nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của mình và có biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh khả năng bệnh “tìm gặp” và gây ảnh hưởng lên cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

2. Biểu hiện của vôi hóa cột sống

Tùy thuộc vào vị trí xảy ra vôi hóa cột sống mà người bệnh có thể có những biểu hiện khác nhau. Thông thường, vôi hóa cột sống được tìm thấy nhiều nhất là ở cổ và thắt lưng, bởi vì đây là hai vị trí mà cột sống phải chịu nhiều áp lực nhất.

+ Biểu hiện vôi hóa cột sống ở cổ: 

Vôi hóa cột sống cổ có thể xảy ra do thoái hóa đốt sống cổ hoặc do tư thế làm việc hoặc chấn thương. Một số biểu hiện vôi hóa cột sống cổ thường gặp là:

+ Biểu hiện vôi hóa cột sống ở thắt lưng:

Vôi hóa cột sống có xu hướng xấu đi theo thời gian. Nếu không điều trị, căn bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

3. Biến chứng của vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống nếu không được điều trị và kéo dài có thể gây nên một số biến chứng như:

II. Cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống

Theo Bác sĩ Bùi Thế Trung – Bác sĩ nội trú chuyên khoa Cơ xương khớp cho hay:  “Việc điều trị bệnh vôi hóa cột sống tùy thuộc vào vị trí xuất hiện gai và gai xương có gây nên đau đớn hay không. Nếu gai xương không gây đau, người bệnh có thể không cần phải điều trị. Đối với các trường hợp vôi hóa cột sống gây đau đớn và hạn chế vận động, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do bệnh vôi hóa cột sống”.

Bác sĩ Trung cũng cho biết thêm, các phương pháp điều trị vôi  hóa cột sống hiệu quả phải đáp ứng mục tiêu là làm thuyên giảm đau đớn cũng như các triệu chứng khác, đồng thời ngăn ngừa tiến triển xấu đi của bệnh. Hiện nay, các cách điều trị vôi hóa cột sống bao gồm:

1. Điều trị bằng thuốc giảm đau

Thuốc chữa vôi hóa cột sống là một trong những biện pháp đầu tiên được sử dụng phổ biến để kiểm soát cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh. Thông thường, người bệnh được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc chống viêm không có steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen,  diclofenac… Đồng thời, kết hợp chườm nước đá và nghỉ ngơi để giảm đau và giảm sưng viêm.

Thuốc chữa vôi hoá cột sốngĐiều trị vôi hóa cột sống bằng các loại thuốc

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân bị vôi hóa cột sống các thuốc giãn cơ như baclofen, carisoprodol, methocarbamo, metaxalone… Các loại thuốc này hoạt động như các chất ức chế thần kinh trung ương và có đặc tính làm giảm cơ xương, giúp người bệnh giảm đau do co thắt, cảm thấy dễ chịu hơn và tăng khả năng vận động tại vùng cơ thể bị ảnh hưởng bởi vôi hóa cột sống.

Các thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định ngay cả khi bệnh nhân không bị trầm cảm. Loại thuốc này được sử dụng với liều thấp để điều trị các chứng đau mãn tính do vôi hóa cột sống. Một số thuốc thường dùng như amitriptylin, doxepin.

Một số trường hợp các gai cột sống đã mọc dài và đâm vào một số dây thần kinh hay mô mềm gây ra những cơn đau lưng dữ dội, thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau ở cơ bắp. Thuốc chống viêm steroid là thuốc có khả năng kháng viêm rất mạnh. Tuy nhiên, kết quả thường chỉ làm thời, nhưng có thể tiêm chỉ định lặp lại. Các thuốc này thường được cảnh báo với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng.

2. Điều trị bằng vật lý trị liệu

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì vật lý liệu pháp cũng giúp hỗ trợ quá trình điều trị vôi hóa cột sống đạt được những chuyển biến tích cực. Các thủ thuật xoa bóp, châm cứu, tập vận động, tập các bài yoga phù hợp… sẽ giúp giảm đau nhức và các ảnh hưởng khác của vôi hóa cột sống.

Điều trị vôi hoá cột sốngVật lý trị liệu chữa vôi hóa cột sống

Ngoài ra, một số liệu pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng như:

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị vôi hóa cột sống có thể được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả hồi phục hoặc quá trinh vôi hóa diễn biến trầm trọng hơn.

Phẫu thuật được tiến hành để cắt bỏ gai cột sống hình thành do vôi hóa cột sống, giải phóng những chèn ép lên các dây thần kinh. Tuy nhiên, các kỹ thuật tiến hành còn được cân nhắc kỹ vì có thể phạm vào dây thần kinh và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, vi phẫu thuật là phương pháp mới được áp dụng trong điều trị vôi hóa cột sống. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật một cách khéo léo để hoàn thành hai yêu cầu là cắt bỏ gai xương và tháo gỡ sự chèn ép, mang lại sự hồi phục tốt nhất cho người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.

III. 3 Bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống

Như đã đề cập ý kiến của chuyên gia trước đó, vôi hoá cột sống có thể không cần phải điều trị nếu căn bệnh không gây đau đớn. Điều đó cho thấy, việc kiểm soát bệnh cũng không quá khó khăn. Và một số bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống có thể mang lại nhiều điều hữu ích cho người mắc phải căn bệnh này trong trường hợp vừa và nhẹ.

Cách chữa vôi hoá cột sốngChữa vôi hóa cột sống bằng các bài thuốc dân gian

Đọc tiếp những thông tin bên dưới để biết về một số các bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống:

#1. Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống bằng hạt đu đủ

+ Công dụng:

+ Cách làm:

#2. Chữa vôi hóa cột sống với bài thuốc từ cây dền gai

+ Công dụng:

+ Cách làm:

#3. Bài thuốc từ cây ngải cứu chữa vôi hóa cột sống

+ Công dụng:

+ Cách làm:

Hầu hết các bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống đều mang lại tác dụng chậm nhưng an toàn. Nếu sử dụng kiên trì trong một thời gian dài, người bệnh có thể thấy được sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh mà không cần dùng đến các thuốc tây y khác.

KẾT BÀI:

Mặc dù vôi hóa cột sống có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Tuy nhiên, căn bệnh có thể sẽ gây ra các triệu chứng đau đớn và hạn chế vận động, thậm chí làm xuất hiện biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của người bệnh.

Chính vì điều đó, điều trị vôi hóa cột sống sẽ trở nên cần thiết khi người bệnh phát hiện có triệu chứng của bệnh lý này trên cơ thể. Các tùy chọn điều trị sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân người bệnh, có thể dùng thuốc chữa vôi hóa cột sống hoặc vật lý trị liệu hay phẫu thuật cũng có thể được xem xét trong một vài trường hợp.

Cột sống là cấu trúc đặc biệt quan trọng và do đó bảo vệ cơ quan luôn được khỏe mạnh cũng chính là bạn đang bảo vệ cơ thể của chúng ta trước hàng loạt các nguy cơ bệnh tật từ cuộc sống.

BTV: Hồ Ngọc Tuyền - Nguồn: https://vimed.org/


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:53