Mạng xã hội và trầm cảm

Bs Nhựt - Khoa Ngoại TKCS

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn, trong đó cảm giác buồn diễn ra rất mạnh và kéo dài, có thể ảnh hưởng đến công việc, gia đình và cuộc sống xã hội.

Việc sử dụng Instagram và Facebook ảnh hưởng tiêu cực đến người trẻ như thế nào?

Có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa mạng xã hội và trầm cảm. Trong một số nghiên cứu gần đây, người dùng thanh thiếu niên dành nhiều thời gian trên Instagram, Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác có tỷ lệ trầm cảm cao hơn đáng kể (từ 13% đến 66%) so với những người dành ít thời gian cho mạng xã hội.

Điều đó có nghĩa là Instagram và Facebook đang thực sự gây ra trầm cảm? Những nghiên cứu cho thấy có mối tương quan, không phải mối quan hệ nhân quả nhưng nó đáng để suy ngẫm về việc mạng xã hội có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu niên như thế nào.

Có mối tương quan nhất định giữa sự gia tăng trầm cảm ở thanh thiếu niên với sự gia tăng sử dụng điện thoại thông minh. Một nghiên cứu năm 2017 với hơn nửa triệu học sinh lớp 8 đến lớp 12 cho thấy số trẻ biểu hiện các triệu chứng trầm cảm đã tăng 33% từ năm 2010 đến 2015. Trong cùng thời gian, tỷ lệ tự tử ở các bé gái trong độ tuổi đó tăng 65%. Điện thoại thông minh bắt đầu phát triển từ năm 2007 và đến năm 2015, đã có 92% thanh thiếu niên sở hữu điện thoại thông minh. Sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm tương quan với việc sử dụng điện thoại thông minh trong giai đoạn đó.

tramcamxh

Mạng xã hội và trầm cảm

Một trong những khác biệt lớn nhất trong đời sống của thanh thiếu niên hiện tại so với thế hệ trước là họ có nhiều thời gian kết nối với thiết bị điện tử chủ yếu thông qua mạng xã hội hơn là kết nối với bạn bè “theo cách truyền thống”.

Có nhiều thanh thiếu niên gặp khó khăn trong việc kết nối với bạn bè “theo cách truyền thống”, vì họ bị cô lập về mặt địa lý hoặc không cảm thấy được chấp nhận trong trường học và cộng đồng. Đối với họ, kết nối điện tử có thể cứu cánh duy nhất trong một thời điểm nào đó.

Mạng xã hội và sự cô lập nhận thức

Một nghiên cứu khác vào năm 2018 đối với thanh niên ở Mỹ (độ tuổi 19-32) cho thấy mối tương quan giữa thời gian dành cho mạng xã hội và sự cô lập xã hội (PSI). Các tác giả nhận ra rằng những người cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội dành nhiều thời gian cho mạng xã hội hơn.

Ở những người này tồn tại một nỗi sợ được gọi nôm na là “sợ bỏ lỡ”(FOMO). Tiến sỹ Jerry Bubrick nhà tâm lý học lâm sàng nhận xét rằng FOMO thực sự là nỗi sợ không được kết nối với thế giới xã hội, vì thế con người cố tim kiếm cảm giác được kết nối và nó hiện hữu ở mạng xã hội. Nếu sử dụng mạng xã hội càng nhiều, chúng ta càng ít suy nghĩ về thực tại.

Mạng xã hội và lòng tự trọng

Một giả thuyết khác về sự gia tăng trầm cảm là mất đi lòng tự trọng, đặc biệt là ở những cô gái trẻ tuổi, khi họ tự nhận mình thấp kém so với hình ảnh của những người có đẹp hơn, gầy hơn, nổi tiếng hơn hay giàu có hơn. Vì vậy họ cảm thấy lo lắng và tự ti về hình ảnh cơ thể của mình.

Người trẻ dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội để cố gắng đăng những gì họ cho rằng sẽ làm mọi người nghĩ họ đang có một cuộc sống hoàn hảo. “Hãy nhìn xem tôi hạnh phúc biết bao! Nhìn tôi đẹp làm sao!”  Họ lo lắng về việc bạn bè sẽ không chấp nhận mình nếu không có những thứ hào nhoáng ảo đó.

Ít hoạt động thể lực

Một nguyên nhân trầm cảm khác là người trẻ ít hoạt động thể lực trong khi họ dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, bao gồm hoạt động thể chất và hoạt động nhằm phát triển bản thân như học các kỹ năng mới và phát triển tài năng.

Nếu dành nhiều thời gian cho điện thoại, bạn sẽ có ít thời gian hơn cho các hoạt động có thể tạo nên sự tự tin và kết nối. Những đứa trẻ đang dành nhiều thời gian cho các thiết bị sẽ không nhận được nhiều lợi ích ngoại trừ bạn nhận được một ít dopamine bất cứ khi nào nhận được thông báo, tin nhắn hay một yêu cầu theo dõi. Nhưng những thứ đó có thể gây nghiện mà không làm thỏa mãn người dùng mạng xã hội.

Sự tập trung bị gián đoạn

 Điển hình ở thanh thiếu niên việc bị gián đoạn bởi mạng xã hội là quá trình làm bài tập về nhà và các công việc khác đòi hỏi sự tập trung. Điều này phổ biến đối với thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội cùng lúc họ đang học. Họ tự hào về khả năng đa tác vụ, nhưng bằng chứng cho thấy nó làm giảm khả năng học tập và hiệu suất làm việc. Với sự tập trung kém hơn và bị gián đoạn liên tục, việc hoàn thành bài tập về nhà mất sẽ nhiều thời gian hơn bình thường dẫn tới việc ít thời gian rảnh hơn và thêm căng thẳng.

 Thiếu ngủ và trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy 60% thanh thiếu niên nhìn vào màng hình điện thoại của họ trong giờ cuối cùng trước khi ngủ và họ ngủ ít hơn một giờ so với những người cùng tuổi không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử cản trở giấc ngủ. Do đó kiểm tra mạng xã hội không phải là một hoạt động thư giãn hay gây ngủ.

Mạng xã hội có ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ. Thường thì chúng ta có ý định kiểm tra Facebook hoặc Instagram trong 5 phút và điều tiếp theo chúng ta nhận ra rằng 50 phút đã biến mất. Chúng ta đã mất đi một giờ ngủ và mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau.

Làm thế nào để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội

Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục rằng việc sử dụng mạng xã hội thực sự gây ra trầm cảm, nhưng có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo rằng nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người trẻ. Vì vậy cha mẹ kiểm tra thường xuyên việc sử dụng mạng xã hội của trẻ em thật sự cần thiết, để đảm bảo rằng nó có ích và lành mạnh. Ngoài ra, hãy cảnh giác với các triệu chứng trầm cảm. 

Các bước phụ huynh có thể làm để đảm bảo con trẻ sử dụng mạng xã hội lành mạnh:

Nguồn: Childmind.org


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: