Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết Dengue

Bs Huỳnh Ngọc Long Vũ - 

1. Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Có nhiều loại virus gây nên bệnh cảnh sốt + xuất huyết, ví dụ như virus Ebola, virus Zika, virus Hanta. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, tên của bệnh này là sốt xuất huyết Dengue, hay thường được gọi tắt là Bệnh sốt xuất huyết. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường bùng phát thành dịch lớn, bệnh có thể lây từ người sang người qua trung gian là muỗi Aedes aegypti, dân gian gọi là muỗi vằn.

Virus Dengue là một loài virus thuộc chi Flavivirius, gồm bốn loại virus gần gũi nhau nhưng khác về kháng nguyên là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Khi một người bị mắc bệnh do một trong bốn loại virus trên thì có khả năng miễn dịch với với loại virus đó nhưng không có khả năng chống lại loại virus Dengue khác, vì vậy chúng ta có thể mắc sốt xuất huyết Dengue nhiều lần trong đời.

timhieusxh

Hình ảnh virus Dengue trên kính hiển vi điện tử

2. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Đa số người mắc sốt xuất huyết Dengue có thể tự khỏi, tuy nhiên có khoảng 1/3 người bệnh cần phải nhập viện để điều trị, và có thể có các biến chứng nguy hiểm như choáng, xuất huyết nặng, suy đa tạng (suy gan, suy thận, suy tim,…) dẫn đến tử vong.

Hiện nay, bệnh chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh.

Tất cả các lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh, trẻ em mắc bệnh thì bệnh sẽ nặng hơn.

Vì vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan với bệnh sốt xuất huyết.

3. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là gì?

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 4-7 ngày từ khi bị muỗi cắn, thậm chí có thể lên đến 2 tuần. Các triệu chứng kéo dài trong vòng 5-7 ngày và người bệnh chuyển qua giai đoạn hồi phục. Triệu chứng sốt xuất huyết có thể khác nhau ở mỗi người, gồm:

Các triệu chứng có thể nặng hơn như:

4. Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết.

Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ mình mắc bệnh sốt xuất huyết, không tự ý điều trị ở nhà. Nếu được bác sĩ cho điều trị ở nhà, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, và đưa ngay người bệnh quay lại cơ sở y tế khi có các triệu chứng nặng của bệnh.

Khi sốt, cần uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây, nước cháo loãng. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc hạ sốt, có thể hạ sốt bằng thuốc paracetamol, tuyệt đối không sử dụng các thuốc hạ sốt có thành phần Aspirin, Ibuprofen,…

5. Phòng ngừa sốt xuất huyết như thế nào?

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi truyền bệnh và tránh bị muỗi đốt. Muỗi vằn hoạt động ban ngày và chỉ muỗi cái mới đốt người để truyền bệnh.

timhieusxh2 

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi:

Loại bỏ ấu trùng muỗi bằng cách thả cá hoặc Mesocyclops để tiêu diệt lăng quăng (bọ gậy).

Tránh bị muỗi đốt:

Phối hợp với ngành y tế khi có đợt phun thuốc diệt muỗi.

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 24 Tháng 6 2022 15:08