Bệnh thủy đậu và chăm sóc

ĐD Lê Thị Xuân Mỹ - Khoa YHNĐ

Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não.

thuydu1

I. Triệu chứng lâm sàng

1. Thời kỳ ủ bệnh

Khoảng 2 tuần, thường không có triệu chứng lâm sàng.

2. Thời kỳ khởi phát

Khởi phát đột ngột, thường chỉ trong l ngày với sốt nhẹ hoặc không sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp, đau họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

3. Thời kỳ toàn phát

Ban thủy đậu xuất hiện nhanh ngay từ những ngày đầu của bệnh. Ban thủy đậu có đặc điểm: ban đầu là những ban dát màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phỏng trong, sau từ 24 đến 48 giờ ngả màu vàng,

Ban thủy đậu mọc thành nhiều đợt. Vì vậy trên  một vùng da thấy có đủ câc nốt ban ở nhiều độ tuổi khác nhau .

Bệnh nhân thường ngứa nhiều khi ban mọc, các nốt phồng vỡ dễ bội nhiễm. Sau từ 4-6 ngày, nốt thủy đậu tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm, :vảy bong ra sau một tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm.

* Thủy đậu ở bệnh nhân mang thai

- Phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này, Do đó, khi mang thai, thai phụ không cần phải lo lắng, về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi.

Đối với những thai phụ bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:

+ Trong 3 tháng đầu, đặc biệt tuần lễ thứ 8 đến 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng này là sẹo ở da. Những bất thường khác có thế xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.

+ Trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13-20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai

+ Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này lên đến 25-30% số trưởng hợp bị nhiễm.

II. Biến chứng

Bệnh thủy đậu tiến triển nhanh, đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6 thì nốt đậu đóng vẩy. Bệnh tiến triển khoảng 10-15 ngày rồi tự khỏi,

Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Nguyên nhân do trẻ gãi nhiều và không được chăm sóc vệ sinh tốt, các nốt phỏng bị bội nhiễm khiến trẻ viêm da nặng. Những người bị biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên dù được chữa khỏi vẫn có thế để lại nốt sẹo rỗ gây mất thấm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.

Biến chứng viêm phổi hay ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3 – 5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thế diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi, và nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng viêm não, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%,

III,  Theo dõi và chăm sóc

IV. Tư vấn giáo dục sức khỏe    

Tiêm vaccin

thuydu2


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 14:35