Theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy

CN Nguyễn Thị Nhuận

Công tác điều dưỡng trong theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy tại khoa Hồi sức cấp cứu là một trong những công việc quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả điều trị người bệnh. Ở người bệnh thở máy, ống nội khí quản thường gây tổn thương đường hô hấp trên, khí thở vào không đủ ấm, phản xạ ho khạc đàm bị hạn chế bởi ống nội khí quản cũng như dùng thuốc giảm đau an thần, bị trào ngược thức ăn. Từ đó các chất tiết ứ đọng nhiều trong đường hô hấp và dẫn đến các bệnh phổi nặng như viêm phổi, viêm phế quản, xẹp phổi, các biện pháp trong chăm sóc người bệnh thở máy nhằm mục đích bảo vệ phổi, ngăn ngừa và hạn chế các tác động có hại đến đường hô hấp. Những người bệnh có chỉ định thở máy là những bệnh nặng cần được theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục, kết hợp giữa quá trình theo dõi máy thở, theo dõi người bệnh và chăm sóc người bệnh thở máy để bảo vệ phổi. Chính vì vậy điều dưỡng là người luôn theo sát người bệnh và kịp thời phát hiện các biến chứng xảy ra trong quá trình thở máy.

thomaysan1

1.Theo dõi máy thở

Đối với điều dưỡng làm việc tại khoa hồi sức tích cực, việc theo dõi máy thở nhằm phát hiện các sự cố của máy để kịp thời xử trí ban đầu đồng thời báo ngay với bác sĩ điều trị, về cơ bản cần biết:

- Nguồn điện: mất nguồn điện có  thể do tụt phít cắm, cúp điện, cháy cầu chì…, tùy theo từng nguyên nhân mà xử trí

- Nguồn khí: nồng độ oxy hiển thị trên máy hoặc đo SpO2 giảm hay không đo được, liên hệ ngay tức thời với oxy trung tâm để đổi nguồn oxy

- Áp lực đường thở:

2. Theo dõi người bệnh

3. Thực hiện các y lệnh xét nghiệm

4. Chăm sóc người bệnh thở máy

Ở NB thở máy thường hầu hết hạn chế vận động hoặc bất động, vì vậy đàm giải càng có nguy cơ ứ đọng nhiều hơn, chăm sóc NB thở máy nhằm bảo vệ phổi, hạn chế các biến chứng giúp NB nhanh chóng thoát khỏi máy thở.

* Làm ẩm không khí thở vào

* Hút đàm giải qua NKQ, qua Canyl mở khí quản

- Thao tác hút đàm có thể gây ra các nguy cơ mà ĐD cần lưu ý:

- Khi hút đàm giải cần lưu ý:

- Quan sát và đổ nước trong bẫy nước nếu thấy có nước, thay màng lọc vi khuẩn khi ướt hay dính đàm dãi, không nên để lâu vì đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

* Chăm sóc vệ sinh: Vệ sinh thân thể hằng ngày, lau da bằng dung dịch UEROVERA không cần nước giúp sạch da, phòng ngừa lây nhiễm chéo, đặt biệt vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý tối thiểu ngày 2 lần.

5. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu đối với người bệnh đang thở máy là công việc mà các điều dưỡng tại khoa hồi sức đều làm được. Nhằm mục đích giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng do ứ đọng đàm giải ở phổi gây ra cũng như giúp khí phân phối đều tại các vùng khác nhau của phổi. Bao gồm các biện pháp:

Để theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy có hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra và giúp NB sớm thoát khỏi máy thở, góp phần vào việc cứu sống NB, có được thành quả này không thể nào phủ nhận vai trò của điều dưỡng trong quá trình chăm sóc. Chính vì vậy các điều dưỡng tại khoa hồi sức cần có những khóa tập huấn, đào tạo tại chỗ để nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm sóc người bệnh thở máy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thở máy - thông tin y học
  2. Chăm sóc bệnh nhân thở máy: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh bệnh viện nhân dân 115

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 20 Tháng 10 2015 13:27