Bằng chứng về: Thai đến ngày sinh

Bs Ngô Thị Thảo Vy - 

Thế nào là thai đủ tháng?

Trong nhiều năm, một đứa trẻ được xem là sinh đủ tháng nếu được sinh ra trong khoảng 37 tuần 0 ngày đến 41 tuần 6 ngày. Trẻ sinh ra trước 37 tuần 0 ngày là "sơ sinh non tháng" và sau 41 tuần 6 ngày là "sơ sinh già tháng"

thaidengay1

Tuy nhiên, thời gian sau, nghiên cứu bắt đầu chỉ ra rằng các vấn đề sức khỏe xảy ra phổ biến hơn ở một số khoảng thời gian nhất định trong thời điểm này. Đặc biệt, trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ tử vong hơn (dù nguy cơ chung vẫn rất thấp) nếu được sinh ra trước 39 tuần hoặc sau 41 tuần. Khả năng trẻ sơ sinh gặp vấn đề về sức khỏe thấp nhất nếu được sinh ra từ 39 tuần 0 ngày đến 40 tuần và 6 ngày (Spong, 2013).

Dựa trên các bằng chứng nghiên cứu, họ chia thành các nhóm riêng biệt (Spong, 2013).

Chú thích

Ngày dự sinh được tính như thế nào?

Hầu hết mọi người bao gồm bác sĩ, nữ hộ sinh và các phần mềm tính toán đều sử dụng quy tắc của Naegele tìm ra ngày ngày sinh dự đoán(EDD). Quy tắc của Naegele giả định rằng bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày và bạn rụng trứng chính xác vào ngày thứ 14 của chu kỳ. Từ đó, EDD được tính: ngày đầu kỳ kinh cuối + 7 ngày và tháng trừ đi 3 , điều này tương đương với việc đếm ngược 280 ngày kể từ ngày đầu kỳ kinh cuối của bạn.

Ví dụ: nếu ngày đầu kỳ kinh cuối cùng của bạn là vào ngày 4 tháng 4, bạn sẽ cộng thêm bảy ngày (11 tháng 4) và tháng trừ đi 3 = ngày dự sinh là 11 tháng 1.

Trong trường hợp biết chính xác ngày thụ thai, như thụ tinh trong ống nghiệm và biết rõ ngày rụng trứng, EDD được tính bằng cách cộng 266 ngày vào ngày thụ thai (hoặc trừ đi 7 ngày và cộng thêm 9 tháng) . Điều này làm tăng độ chính xác của EDD vì nó không còn giả định ngày 14 rụng trứng dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

Cách để xác định tuổi thai chính xác nhất?

Các bác sĩ bắt đầu sử dụng siêu âm vào những năm 1970 và ngay sau đó, siêu âm đã thay thế kỳ kinh cuối cùng (LMP) như một cách đáng tin cậy nhất để xác định tuổi thai (Morken và cộng sự, 2014).

Trong một nghiên cứu quan sát lớn với hơn 17.000 người mang thai ở Phần Lan, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng siêu âm vào bất kỳ thời điểm nào từ 8 đến 16 tuần chính xác hơn LMP. Khi siêu âm được sử dụng thay vì chỉ số LMP “chắc chắn” (nói cách khác, bà mẹ nhớ chính xác về kỳ kinh cuối cùng của mình), số ca "thai già tháng" giảm từ 10,3% xuống 2,7% (Taipale & Hiilesmaa, 2001).

Tại sao LMP kém chính xác hơn so với sử dụng siêu âm?

Có một số lý do khiến LMP thường kém chính xác hơn siêu âm (Savitz và cộng sự, 2002; Jukic và cộng sự, 2013; ACOG, 2017):

Thời điểm tốt nhất để siêu âm xác định tuổi thai

Nghiên cứu năm 2013, các nhà nghiên cứu đã chia các lần siêu âm theo nhóm <7 tuần, 7-10 tuần, 11-14 tuần, 14-19 tuần và 20-27 tuần (Khambalia và cộng sự, 2013). Các tác giả nhận thấy thời điểm chính xác nhất để thực hiện siêu âm xác định tuổi thai là 11-14 tuần. Khoảng 68% số người đã sinh ± 11 ngày so với ngày dự sinh được tính bằng siêu âm vào tuần thứ 11-14.

Độ chính xác của siêu âm giảm đáng kể bắt đầu từ khoảng tuần thứ 20. Sử dụng ngày ngày sinh dự đoán từ LMP hoặc siêu âm vào 20-27 tuần dẫn đến tỷ lệ sinh non hoặc thai già tháng cao hơn.

Có nên thay đổi ngày dự sinh dựa trên siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ không?

Siêu âm trong tam cá nguyệt thứ ba kém chính xác hơn siêu âm trước đó hoặc chỉ số LMP khi dự đoán tuổi thai. Vì họ đo kích thước của thai và so sánh với một thai có kích thước “chuẩn”. Tất cả trẻ sơ sinh đều có cùng kích thước trong thời kỳ đầu mang thai và sau đó sẽ có thay đổi chênh lệch khác nhau giữa các trẻ. Nếu thai lớn hơn mức trung bình, nó sẽ được coi là "đủ tháng" (dù thực sự vẫn chưa đủ tháng) khi siêu âm được thực hiện và ngày dự sinh của bạn sẽ được dời lên (không chính xác). Và ngược lại những em bé sẽ nhỏ hơn mức trung bình khi đủ tháng — ngày dự sinh có thể bị dời sang một ngày sau đó. Do đó, Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ tuyên bố rằng ngày dự sinh chỉ nên được thay đổi trong tam cá nguyệt thứ ba trong một số trường hợp rất hiếm (2017).

Theo ACOG ngày dự sinh chỉ nên được thay đổi sau khi siêu âm thai 3 tháng giữa nếu

  1. đó là lần siêu âm đầu tiên của người mang thai, và
  2. ngày dự sinh chênh lệch hơn 21 ngày so với ngày dự sinh tính từ LMP (ACOG, 2017) .

Một thai kỳ bình thường thì kéo dài bao lâu?

Ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, khởi phát chuyển dạ thường được thực hiện ở tuần 40 hoặc trước 40 tuần, vì vậy không thể biết chính xác tỷ lệ bà mẹ chuyển dạ tự nhiên và sinh con trước, trong hoặc sau ngày sinh dự đoán. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra thời gian trung bình của một lần mang thai bình thường bằng cách xem xét một nhóm lớn người mang thai và đo thời gian từ khi rụng trứng (hoặc kỳ kinh cuối cùng hoặc siêu âm) cho đến ngày người đó sinh con và tính trung bình cộng. Tuy nhiên, phương pháp không cho kết quả chính xác.

Nghiên cứu cho thấy rằng ngày dự sinh nên gần 40 tuần 5 ngày

Năm 2013, Jukic et al. đã nghiên cứu thời gian mang thai trung bình của một thai kỳ bình thường. Đây là một nghiên cứu nhỏ hơn, chỉ có 125 phụ nữ khỏe mạnh, tuy nhiên, đây cũng là một nghiên cứu quan trọng, vì các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia ngay cả trước khi thụ thai và đo hormone của họ hàng ngày trong sáu tháng. (Jukic và cộng sự, 2013). Vì vậy, họ biết chính xác những ngày mà những người tham gia rụng trứng, thụ thai.

Sau khi loại trừ những trường hợp sinh non hoặc các bệnh lý liên quan đến thai nghén, mẫu cuối cùng gồm 113 phụ nữ có thời gian trung bình từ khi rụng trứng đến khi sinh là 268 ngày (38 tuần, 2 ngày sau khi rụng trứng). Thời gian trung bình từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến khi sinh là 285 ngày (hoặc 40 tuần, 5 ngày sau kỳ kinh cuối cùng).

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng:

Tuy nhiên, một số người tham gia đã không rụng trứng vào ngày thứ 14 của kỳ kinh (đó là lý do tại sao bạn thấy thống kê rằng 10% vẫn chưa sinh con sau 44 tuần sau LMP)

Vì vậy, nếu chúng ta nhìn vào thời điểm sinh con sau khi rụng trứng, sẽ có kết quả này:

Những rủi ro có thể xảy ra ở thai quá ngày

Rủi ro cho bà mẹ:

Rủi ro cho trẻ sơ sinh ( Caughey & Musci, 2004)

Nguy cơ thai lưu

Cho đến những năm 1980, một số nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ thai lưu sau 41-42 tuần tương tự như nguy cơ thai lưu ở những tuần thai trước đó trong thai kỳ. Vì vậy, họ không nghĩ rằng có bất kỳ sự gia tăng rủi ro nào đối với thai quá ngày.

Tuy nhiên, vào năm 1987, Tiến sĩ Yudkin đã xuất bản một bài báo giới thiệu phương pháp mới để tính tỷ lệ thai lưu. Ông cho rằng các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng sai phép toán khi họ tính toán tỷ lệ thai lưu — sử dụng sai mẫu số! (Yudkin, Wood và cộng sự, 1987).

thaidengay2

Đây là lý do tại sao công thức này sai: Không cần biết có bao nhiêu ca thai lưu trong số 1.000 ca sinh ở tuần thứ 41. Thay vào đó, ta cần biết có bao nhiêu trường hợp thai lưu ở tuần thứ 41 so với tất cả các trường hợp mang thai và sinh ở tuần thứ 41. Nói cách khác, phải tính cả những thai khỏe mạnh, còn sống chưa được sinh ra trong mẫu số của bạn.

thaidengay3

Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu sử dụng công thức mới này để tìm ra tỷ lệ thai lưu, họ đã phát hiện ra một điều rất đáng ngạc nhiên - nguy cơ thai lưu giảm trong suốt thai kỳ, cho đến khi đạt mức thấp nhất ở tuần 37-38 và sau đó nguy cơ bắt đầu tăng trở lại. Hiện tượng này được gọi là “đường cong hình chữ U” của thai lưu.

Nguy cơ thai lưu ở thai kỳ quá ngày

Bảng dưới đây là kết quả của 3 nghiên cứu từ Na Uy, Đức và Hoa Kỳ, trong đó có 2 nghiên cứu sử dụng siêu âm để tính tuổi thai và 1 nghiên cứu sử dụng kỳ kinh cuối.

thaidengay4

Yếu tố làm tăng nguy cơ thai lưu

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ thai lưu, bao gồm:

Mặt khác, vẫn có thể gặp tình trạng thai lưu ngay cả khi không có các yếu tố nguy cơ này. Có tới 1/3 số ca thai lưu trước khi chuyển dạ mà không rõ nguyên nhân (Warland & Mitchell, 2014).

Một số bác sĩ lâm sàng cho rằng “sự già hóa của nhau thai” là nguyên nhân tiềm ẩn của thai lưu mà không rõ nguyên nhân chính thức. Tuy nhiên, cho đến gần đây, không có nghiên cứu nào về chủ đề này.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu đã công bố nghiên cứu đầu tiên về các dấu hiệu sinh học của sự già hóa ở nhau thai. Trong nghiên cứu này, ở Úc đã thu thập nhau thai từ 34 người sinh từ tuần 37-39 của thai kỳ, 28 người sinh từ 41-42 tuần và 4 người trải qua thai lưu từ tuần thứ 32 đến 41 (Maiti et al. 2017). Nhiều mẫu mô được lấy từ nhau thai và được phân tích bằng nhiều xét nghiệm sinh hóa khác nhau. Cho thấy có sự gia tăng đáng kể tổn thương DNA / RNA ở nhau thai non tháng và thai lưu so với nhau thai từ 37-39 tuần.

Nhìn chung, phân tích nhau thai từ tuần thai 41-42 và thai lưu cho thấy dấu hiệu già hóa gia tăng, giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai và các chất thải ra khỏi thai, so với nhau thai từ những ca sinh đủ tháng. Tỷ lệ già hóa nhau thai khác nhau ở các thai kỳ khác nhau, và các tác giả cho biết rằng không phải tất cả các nhau thai tuần 41-42 đều có dấu hiệu già hóa. Một phần ba số nhau thai tuần 41-42 có dấu hiệu già hóa gia tăng so với nhau thai 37-39 tuần, có nghĩa là 2/3 số nhau thai tuần 41-42 không có dấu hiệu già hóa.

Kết luận

Nguồn: This article was originally published in 2015 and last updated on November 24, 2019 by Rebecca Dekker, PhD, RN and Anna Bertone, MPH


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 11 2020 15:47