• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thi “ Nữ ngành Y tài năng, duyên dáng năm 2018

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - BCH Công đoàn

Hòa với không khí đón Xuân cả nước , Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa Khoa Quảng nam đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 108 năm ngày Quốc tế Phụ nữ và 1978 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhân ngày 8/3/2018. Buổi lễ là dịp ôn lại lịch sử vẻ vang của phụ nữ, nhằm tôn vinh, lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam và đây cũng là dịp ban lãnh đạo bệnh viện ghi nhận , biểu dương những đóng góp và cống hiến của nữ cán bộ viên chức người lao động trong sự nghiệp xây dựng và phát triển bệnh viện.

Trong buổi lễ long trọng này, các chị em phụ nữ đã vui mừng chào đón sự có mặt  của bà Phạm Thị Ngọc Ánh, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế và BS Nguyễn Á, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành. Phụ nữ bệnh viện còn nhận lẵng hoa tươi thắm từ Đảng Ủy , Ban Giám đốc bệnh viện  và cả lẵng hoa từ người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện như một lời tri ân về những tình cảm yêu thương và bàn tay chăm sóc của các Bác sĩ và các nữ điều dưỡng trong công tác phục vụ bệnh nhân.

ht3

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 09 Tháng 3 2018 10:28

Đọc thêm...

Hướng dẫn thanh toán alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi

  • PDF.

Trần Thị Kim San

Ngày 26 tháng 12 năm 2017 Cục quản lý dược Bộ Y tế có công văn số 22098/QLD-ĐK gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; các cơ sở đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam về việc thống nhất chỉ định đối với thuốc chứa Alphachymotrypsin dùng đường uống, ngậm dưới lưỡi như sau:

alphachymotrypsin

Đọc thêm...

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cứu sống một bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp do hội chứng Brugada

  • PDF.

Bs CK1 Phạm Văn Sáu - Khoa Cấp Cứu

Theo lời khai của nhân viên Trung tâm cấp cứu 115, cách nhập viện hơn 10 phút, bệnh nhân nam tên Trần Văn C. 57 tuổi, ở Phường An Mỹ, Tam Kỳ, đang ngồi uống rượu bia thì đột ngột khuỵu ngã, mê sâu, được bạn bè gọi xe cấp cứu 115 đưa vào khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Nam lúc 0 giờ 22 phút ngày 14/02/2018. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng: Mê sâu, glasgow 3 điểm, đồng tử 2 bên 3mm, phản xạ ánh sáng (-), ngưng thở hoàn toàn, mạch bẹn không bắt được, tim không nghe, huyết áp không đo được, đặt monitor thấy điện tim là một đường thẳng. Kíp trực tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp với: ép tim ngoài lồng ngực, đặt ống nội khí quản, thở máy, tiêm Adrenalin tĩnh mạch và duy trì qua bơm tiêm điện.

Brugada

Hình ảnh ECG trong quá trình cấp cứu

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 03 Tháng 3 2018 18:30

Đọc thêm...

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

  • PDF.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được tách từ chính mỡ của người bệnh để điều trị bệnh. Đây là kỹ thuật còn khá mới, nhưng đạt được hiệu quả và an toàn cao. Không có tác dụng phụ vì dùng chính tế bào tự thân của người bệnh, giúp lấy lại cuộc sống và sinh hoạt bình thường, tránh nguy cơ bị tháo khớp và thay khớp gối nhân tạo.

Thoái hóa khớp gối là những phần sụn tổn thương khiến khớp gối suy yếu, hạn chế khả năng vận động. Thoái hoá khớp gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, nhất là ở người cao tuổi. Do đó, nếu có tình trạng đau nhức thì hãy nhanh chóng điều trị để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

I. Tế bào gốc là gì?

Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết đảm nhận một nhiệm vụ, chức năng nào đó của cơ thể. Các tế bào này giúp cho cơ thể duy trì những hoạt động bình thường như nhịp đập của tim, hoạt động của não, làm sạch máu của thận, thay đổi tế bào mới cho da…

Chức năng đặc biệt của tế bào gốc được biết đến là tái tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được đánh giá cao về tính ứng dụng và hiệu quả.

Vậy tế bào gốc là gì? Tế bào gốc được hiểu là các tế bào sinh học có khả năng phân chia và giải mã để tạo thành các tế bào chuyên biệt khác nhau và có thể tiếp tục phân chia thông qua sự phân bào để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn nữa.

Ta có thể hiểu tế bào gốc là chính là một nhà cung cấp những tế bào mới. Khi tế bào gốc phân chia, chúng có thể tạo ra thêm một số tế bào gốc mới, hoặc tạo nên những loại tế bào khác. Ví dụ, tế bào gốc của da có thể tạo ra thêm những tế bào gốc mới, hoặc tạo ra những tế bào có nhiệm vụ khác nhau như là định hình sắc tố cho da.

Khi cơ thể bị thương hoặc bệnh, tế bào trong cơ thể cũng sẽ bị chết. Khi đó, tế bào gốc sẽ bắt đầu hoạt động. Chúng sửa chữa những tế bào bị thương và thiết lập những tế bào mới thay thế vào chỗ những tế bào đã chết. Đây là cơ chế hoạt động mà tế bào gốc giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Tế bào gốc có rất nhiều loại chuyên biệt khác nhau. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, mỗi bộ phận trong cơ thể sẽ có một loại tế bào gốc riêng. Ví dụ, máu sẽ có tế bào gốc của máu là những tế bào tạo hồng cầu, bạch cầu…

Bởi vì bản chất và nguyên lý hoạt động của tế bào gốc là thay thế những tế bào bị tổn thương hoặc chết, những nhà khoa học đã tìm cách sử dụng tế bào gốc trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Người bệnh khi được cấy tế bào gốc, hoặc tế bào làm từ tế bào gốc sẽ giúp sửa chữa những khiếm khuyết nhằm làm cho bệnh nhân hồi phục và khỏe mạnh trở lại.

Ví dụ, bệnh nhân bị đau khớp gối sẽ được điều trị với những tế bào gốc để sửa chữa những thiệt hại và hư tổn xảy ra ở khớp gối. Những tế bào gốc trong cơ thể chỉ có khả năng sửa chữa một cách hạn chế, nhưng khi khớp gối được cấy vào hàng triệu tế bào gốc sẽ tạo nên hiệu nghiệm hơn gấp nhiều lần.

Vì thế, khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, phương pháp tế bào gốc được cấy ghép giúp nhanh chóng khỏi bệnh, phục hồi chức năng vận động bình thường.

II. Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối

Trước đây, dấu hiệu thoái hóa khớp gối được điều trị bằng vật lý trị liệu, thuốc giảm đau. Nếu bệnh nặng hơn thì tiến hành tiêm thuốc hoặc phẫu thuật nội soi, tuy nhiên những phương pháp này không trị được tận gốc căn nguyên của bệnh.

Tế bào gốc chữa thoái hóa khớp gối lấy ở thắt lưng sẽ hạn chế được các thương tổn so với lấy ở bụngTế bào gốc chữa thoái hóa khớp gối lấy ở thắt lưng sẽ hạn chế được các thương tổn so với lấy ở bụng

Tế bào gốc dùng để điều trị nhiều loại bệnh được ra đời, trong đó có chữa thoái hóa khớp gối. Tế bào gốc được dùng từ mỡ rất thích hợp trong điều trị thoái hóa khớp, giúp phát triển thành tế bào sụn tự nhiên khi được cấy vào dịch khớp, giúp phục hồi lớp đệm của phần sụn khớp cho bệnh nhân.

Ưu điểm: 

  • Là phương pháp được đánh giá cao, có thể trị dứt điểm chứng thoái hóa khớp gối ở người bệnh.

  • Hiệu quả tương đối cao, người bệnh không cảm thấy đau nhức tái phát như những phương pháp truyền thống, các lớp sụn cũng được củng cố dày hơn, tránh được tình trạng phù xương dưới sụn, các tổn thương ở khớp gối cũng được phục hồi…

Nhược điểm:

  • Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào số lượng, chất lượng tế bào gốc được lấy từ người bệnh, độ tuổi và tiền sử bệnh lý…

  • Chi phí điều trị khá cao

  • Tính phổ biến chưa cao, hiện nay tại Việt nam còn khá ít bệnh viện công lập điều trị liệu pháp này.

1. Quy trình điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Để điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc, thường thì bác sĩ sẽ tiến hành quy trình như sau:

  • Tiến hành lấy tế bào gốc và xử lý: Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tế bào gốc ngay tại mô mỡ bụng của bệnh nhân, thường là 100cc mỡ bụng và 25cc máu để đảm bảo về số lượng lớn, tế bào trưởng thành và khả năng đào thải ngoài ý muốn.

  • Chiết xuất tế bào gốc: Với những máy chiết xuất hiện đại, xử lý đơn giản, các tế bào gốc được lấy ngay từ mỡ bụng khoảng 3cc và 3cc tiểu cầu từ máu, sau đó trộn đều 2 hỗn hợp với nhau để dùng tiêm vào khớp gối bị thoái hóa.

  • Xử lý vùng khớp bị thoái hóa: Trước khi tiêm hỗn hợp dung dịch tế bào gốc, bệnh nhân cần trải qua giai đoạn mổ nội soi để làm sạch ổ khớp gối bị thoái hóa,  lấy sạch các mảnh vụn, dịch viêm, sụn vôi hóa… Sau đó, làm rớm máu để kích thích quá trình liền sẹo. Đây cũng là bước khảo sát để biết vùng sụn cần tiêm tế bào gốc.

  • Thực hiện tiêm tế bào gốc: Hỗn hợp tế bào gốc sẽ được tiêm vào vị trí mô sụn cần can thiệp. Quá trình can thiệp chữa thoái hóa khớp gối này sẽ diễn ra trong khoảng 12 – 18 tháng với tần suất khác nhau. Các mô sụn sau khi tiêm tế bào gốc cần phải theo dõi liên tục để kiểm soát quá trình điều trị..

>> Tham khảo thêm: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

2. Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

Hiệu quả của phương pháp này là cho thấy rõ rệt quá trình hình thành sụn mới, điều mà các phương pháp trước đó chưa làm được. Phương pháp này không cần can thiệp phẫu thuật phức tạp, xâm lấn quá sâu, giảm nguy cơ nhiễm trùng…

Phương pháp này lại được thực hiện cực kì đơn giản, chỉ cần phẫu thuật nội soi ở khớp gối bị thoái hóa để tẩy rửa cho sạch rồi tiêm tế bào gốc và huyết tương vào là xong.

⇒ Cơ chế tạo sụn mới của tế bào gốc là sự chuyển biến biệt hóa của tế bào gốc thành tế bào sụn, từ đó hình thành và phát triển thành các mô sụn mới, còn huyết tương và tiểu cầu giúp kích thích tái tạo sụn mới đồng thời chống viêm nhiễm.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được đánh giá khá cao, nhiều bệnh nhân sau điều trị không còn cảm thấy đau đớn, đi lại bình thường và không có trường hợp tái phát hay biến chứng.

Nguồn: https://ihs.org.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-te-bao-goc-13328.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:54

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

  • PDF.

Có bao giờ bạn tự hỏi, các dấu hiệu thoái hóa khớp gối là gì? Có phải bạn đang gặp khó khăn trong việc nhận biết sớm căn bệnh khá phổ biến về xương khớp này? 

Để trả lời cho những câu hỏi được rất nhiều quan tâm ấy, bác sĩ Nguyễn Trần Thảo Nguyên, nguyên phó khoa xương khớp bệnh viện Nhân dân Gia Định đã có những chia sẻ mang tính chuyên môn như sau:

Thoái hóa khớp gối là dạng thường gặp nhất trong các vị trí khớp bị thoái hóa, do đầu gối là cơ quan chịu nhiều áp lực từ cơ thể cũng như khi vận động. Cũng như các dạng khác, thoái hóa khớp đầu gối diễn ra khi lớp sụn của khớp gối, vì một lý do nào đó (thông thường là do quá trình lão hóa tự nhiên) mà bị tổn thương hoặc teo dần, dẫn đến việc các đầu xương cọ vào nhau, có khi tạo thành gai xương.

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý nguy hiểm và phổ biến vì vậy cần nhận biết triệu chứng.

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra cũng chính vì không có lớp sụn bảo vệ mà các đầu khớp cọ vào nhau, lâu dần gây thương tổn, dẫn đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung là một căn bệnh mãn tính khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

I. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Thoái hóa khớp gối thường được tiến triển qua 4 giai đoạn, nặng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối. Ở cả hai giai đoạn này, người bệnh đều sẽ gặp những triệu chứng như đau nhức khớp gối, khớp gối bị cứng, khó khăn trong vận động, kêu lụp cụp khi di chuyển, sưng đau và cuối cùng là biến dạng khớp gối.

1. Đau nhức ở khớp gối

Không chỉ riêng thoái hóa khớp gối mà tất cả các bệnh liên quan đến khớp đều có dấu hiệu nhận biết đầu tiên là những cơn đau. Mức độ đau tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn, nghĩa là nếu bệnh nhân chỉ mới thoái hóa ở các giai đoạn đầu thì sẽ đau đứt quãng, cơ thể còn chịu đựng được. Nhưng đến giai đoạn cuối thì cơn đau khớp gối sẽ vô cùng dữ dội, khiến mỗi sự vận động đều như một “cực hình” đối với người mắc bệnh.

Thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến những cơn đau nhức quanh vùng đầu gối, cản trở vận động của người bệnh.

Về vị trí đau, thoái hóa khớp gối sẽ tạo ra cơn đau ở vùng trước và bên trong đầu gối. Bên cạnh đó, cảm giác đau nhẹ hoặc nặng này sẽ diễn ra ở một số động tác, thời điểm nhất định. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ có thể chủ động tránh những cơn đau do căn bệnh này mang lại. Thông thường, khớp gối sẽ đau hơn khi:

  • Đứng lên ngồi xuống. Đây là một động tác cần đến sự chịu lực của khớp gối rất nhiều, vì vậy sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân khó có thể tự đứng lên, ngồi xuống mà phải nhờ sự nâng đỡ của người khác, chứ đừng nói chi đến những động tác bật cóc, thụt dầu v.v…thoái hóa khớp gối không cho phép bạn làm điều đó.

  • Leo cầu thang. Những bước đi lên đi xuống cầu thang đều tác động trực tiếp đến khớp đầu gối, vì vậy đối với những người bị thoái hóa khớp gối thì nói một cách nôm na, chiếc cầu thang trở thành một “vật gây đau” rất đáng sợ.

  • Đau nhiều vào ban đêm. Cả một ngày hoạt động dài, khớp gối cho dù bị tổn thương cũng vẫn phải nâng đỡ ít nhất một con người, chưa tính đến những vật linh tinh người đó mang vào. Vì vậy, ban đêm là lúc khớp gối mạnh khỏe nghỉ ngơi và khớp gối bị thoái hóa bung tỏa những cơn đau. Đây cũng chính là lý do vì sao những người mắc bệnh thoái hóa khớp lại mất ngủ, chán ăn, suy nhược.

2. Khớp gối hay bị cứng khi ngủ dậy

Các khớp xương của chúng ta hoạt động như những cỗ máy, khi bị thoái hóa khớp nghĩa là cỗ máy bị thiếu dầu, nên kẹt lại, ngưng trệ hoạt động. Cứng khớp là hệ quả của việc khớp xương đầu gối không còn lớp sụn bôi trơn và bảo vệ, đây là triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến với 90% người bệnh phải đối mặt.

triệu chứng cứng khớp của bệnh thoái hóa khớp gốiThoái hóa khớp đầu gối khiến khớp gối hay bị cứng, khó cử động vào buổi sáng.

Triệu chứng này biểu hiện qua việc sau một đêm đau nhức vì khớp, bệnh nhân lại phải khó chịu vì khớp bị cứng lại, chẳng thể co duỗi được. Thông thường, sau 10 – 30 phút xoa bóp, khớp gối sẽ co duỗi lại bình thường (thật ra là kém linh hoạt hơn).

Hiện tượng này không chỉ xảy ra vào những buổi sáng mà còn sau khi người bệnh hoạt động lại sau thời gian dài, chẳng hạn như việc ngồi lâu. Cứng khớp sẽ xuất hiện thường xuyên và nhiều hơn khi bệnh đi đễn thoái hóa khớp giai đoạn 4 (giai đoạn cuối).

3. Khả năng vận động của khớp gối bị hạn chế

Đi, đứng, leo cầu thang, mang vác đồ, chạy, nhảy, múa, ngồi xổm v.v…tất cả những động tác này đều cần có sự hỗ trợ đáng kể của khớp gối mới có thể thực hiện được. Vậy nên khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh sẽ vận động vô cùng khó khăn, thậm chí không giữ được thăng bằng, dễ té ngã. Những triệu chứng thoái hóa khớp này sẽ nặng nề hơn hoặc nhẹ hơn tùy theo giai đoạn của người bệnh.

4. Khớp gối kêu “lụp cụp”

“Lụp cụp” là âm thanh phát ra khi những người bị thoái hóa khớp di chuyển, thường kèm theo đau đớn. Sở dĩ có tiếng kêu khá kỳ lạ này là vì các dịch khớp chứa trong bao sụn có nhiệm vụ bôi trơn, nay đã không còn có thể thực hiện được nhiệm vụ ấy. Không có sụn, không có dịch bôi trơn, dĩ nhiên hai đầu khớp sẽ dần dần cọ sát vào nhau, va chạm nhau.

Thế nên tiếng “lụp cụp” ấy là tiếng xương kêu. Dấu hiệu thoái hóa khớp này khá phổ biến, nhưng không phải lúc nào người bệnh di chuyển cũng sẽ nghe tiếng này. Tất cả còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng cùng các yếu tố tuổi tác.

5. Sưng đỏ ở khớp gối

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối này là một trong những đặc trưng của bệnh viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng. Người bệnh sẽ cảm thấy khớp bị đau nhức, ửng đỏ, tê ran, nhìn bằng mắt thấy khớp sưng lên, sờ vào thấy ấm. Cũng có trường hợp không bị đỏ ở gối nhưng vẫn đau và nóng gối.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là tràn dịch khớp gối, rất nguy hiểm. Khi thấy khớp gối sưng quá to, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để chọc hút lấy dịch khớp để tránh lây lan sang các bộ phận khác hoặc cụ thể hơn có thể gây viêm khớp nhiễm trùng.

6. Khớp gối bị biến dạng

Dấu hiệu nặng nề nhất của căn bệnh này chính là làm biến dạng khố gối. Những trường hợp bệnh điều trị không đúng cách, bệnh quá nặng hay bi thoái hóa đã lâu năm mà phát hiện quá trễ sẽ dẫn đến biến chứng đáng tiếc này.

Sở dĩ có biến dạng khớp là vì trong quá trình vận động mà không có sụn bảo vệ, một hoặc cả hai đầu xương sẽ bị mài mòn, dần dần làm lỏng lẻo cấu trúc khớp, gây ra sự sụp khớp. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, biến dạng khớp còn khiến bệnh nhân không thể đi lại và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ sớm tàn phế.

đầu gối bị biến dạng do thoái hóa khớp gốiThoái hóa khớp gối đến giai đoạn nặng có thể sẽ khiến đầu gối bị biến dạng, khó có thể điều trị được.

II. Những điều nên làm khi có dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối

Khi thấy những dấu hiệu trên, nghi ngờ mình hoặc người thân đã bị thoái hóa khớp, ắt hẳn bạn sẽ băn khoăn về những điều mình cần phải làm. Bác sĩ Thảo Nguyên sẽ giúp bạn giải quyết mối lo ấy. Khi nghi ngờ mình có thể đã bị thoái hóa khớp gối, bạn nên thực hiện những điều sau đây:

#Đảm bảo cân nặng phải được giữ ở mức phù hợp

Khớp gối giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn cơ thể, vì vậy những người thừa cân, bệnh béo phì hoặc đột ngột tăng cân mất kiểm soát sẽ tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối hoặc làm tình trạng nặng nề hơn nếu đã bị mắc bệnh.

#Tránh mang vác vật nặng và vận động đúng cách

Việc mang vác các vật nặng quá 1/10 trọng lượng cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến những tổn thương ở khớp, tiềm ẩn nguy cơ gây thoái hóa khớp, đặc biệt là các khớp chịu lực như đầu gối. Bên cạnh đó, cần chú ý vận động đúng cách, không vận động quá mạnh hay quá nhanh sẽ khiến khớp bị quá tải. Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để hai khớp gối không bị tình trạng chây ỳ.

#Đến gặp bác sĩ

Nếu tình trạng thoái hóa của bạn hoặc người thân ngày một trở nặng, cơn đau dai dẳng, các triệu chứng lặp đi lặp lại một cách thường xuyên. Lúc này, cách tốt nhất và gần như duy nhất bạn nên làm là đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

#Tăng cường các chất hỗ trợ xương khớp trong bữa ăn hằng ngày

Trong quá trình điều trị, một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiểu vitamin cần thiết, vi chất kim loại…đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho sụn khớp như cá, dầu cá, sụn động vật, hải sản, sữa, ngũ cốc, nấm, rau xanh sẽ giúp cho khớp giảm thiểu được tình trạng tiêu biến sụn và hỗ trợ cho việc điều trị thoái hóa khớp đầu gối.

Nếu nhận thấy mình và người thân có những dấu hiệu trên, bạn nhất thiết phải đến bác sĩ để được chẩn đoán. Tại các bệnh viện, bác sĩ sẽ có những biện pháp chuyên môn như chụp X-quang, chục cắt lớp, chụp cộng hưởng, siêu âm khớp, chọc hút thăm dò…

Sớm nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu thoái hóa khớp là một điều rất cần thiết trong việc chủ động ngăn ngừa và điều trị, tránh những trường hợp bệnh đã nặng thì mới phát hiện, lúc ấy sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hệ lụy. Tuyệt đối không được xem thường bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể.

Thư Nguyễn - Nguồn: https://ihs.org.vn/thoai-hoa-khop-goi-12740.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:54

You are here Tin tức