• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Viêm, loét niêm mạc miệng trong điều trị ung thư

  • PDF.

Bs Trần Quốc Dũng - 

Viêm niêm mạc miệng là tình trạng sưng bên trong miệng và cổ họng, có thể dẫn đến lở loét miệng gây đau.

Hãy nói với bác sĩ điều trị của bạn nếu bạn thấy đau hoặc có những thay đổi khác trong miệng khi đang điều trị ung thư. Giảm các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh ung thư.

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng:

Hiểu được nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng có thể giúp bạn và bác sĩ xử trí tác dụng phụ này. Một vài điều liên quan đến ung thư và điều trị ung thư có thể gây ra viêm niêm mạc miệng:

  • Hóa trị
  • Xạ trị ở vùng đầu và cổ. Các triệu chứng có thể không xảy ra tức thì. Sau khi xạ trị xong, có thể cần thời gian để cải thiện tình trạng viêm niêm mạc miệng.
  • Ghép tủy/ tế bào gốc: Viêm, loét niêm mạc miệng là phản ứng phụ của quá trình cấy ghép.

loetmieng

Đọc thêm...

Hướng dẫn lâm sàng về loét dạ dày tá tràng liên quan đến thuốc

  • PDF.

Bs. Thái Đình Hạ Thy - 

Dân số già ngày càng tăng cùng với đó là sự gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính như thoái hoá khớp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não… Việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), aspirin hoặc các thuốc kháng kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu được sử dụng khá phổ biến để điều trị chính cho các bệnh mãn tính này. Thật không may, các loại thuốc trên có liên quan đến tổn thương niêm mạc ở đường tiêu hóa trên như loét dạ dày tá tràng và các biến chứng của nó, đáng chú ý nhất là xuất huyết và thủng đường tiêu hóa. Mục đích của hướng dẫn thực hành lâm sàng này là tóm tắt các yếu tố nguy cơ và đưa ra các hướng dẫn thích hợp để phòng ngừa và điều trị loét dạ dày - tá tràng liên quan đến thuốc và các biến chứng của nó.

nsaid1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 8 2023 15:05

Đọc thêm...

Khô miệng ở bệnh nhân ung thư: 5 điều cần biết

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hồng Vy - 

Khô miệng (xerostomia) có vẻ như không phải là một vấn đề lớn, tuy nhiên đó lại là tình trạng rất không thoải mái và là tác dụng phụ thường gặp của việc điều trị ung thư.

Nguyên nhân gây ra khô miệng ở bệnh nhân ung thư là gì? Làm sao để điều trị và ngăn ngừa khô miệng?

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng khô miệng?

Đối với bệnh nhân ung thư, khô miệng đa phần do tác dụng phụ của xạ trị đầu mặt cổ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như:

  • Liệu pháp miễn dịch
  • Thuốc hóa trị
  • Kháng histamin
  • Thuốc điều trị đau
  • Thuốc hạ áp
  • Steroid
  • Stress
  • Đái tháo đường
  • Thiếu vitamin
  • Ăn quá nhiều muối
  • Bệnh tự miễn

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 12 Tháng 8 2023 11:21

Đọc thêm...

Lựa chọn bệnh nhân để phẫu thuật cắt bè củng giác mạc sớm trên bệnh nhân glocom góc mở nguyên phát

  • PDF.

BS. Phan Nguyễn Tường Vi - 

1. ĐẠI CƯƠNG

Glôcôm góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý của thị thần kinh, tiến triển mãn tính, đặc trưng bởi sự tổn hại của tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh, teo lõm đĩa thị giác, tổn thương thị trường điển hình, thường có liên quan với nhãn áp cao.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

- Quá trình xơ hóa vùng bè dẫn đến sự lắng đọng các chất ngoại bào trong lớp bè, gây hẹp, dính các khoang bè, làm tắc đường lưu thông thủy dịch, gây tăng nhãn áp.

- Sự chênh lệch áp lực tiền phòng - ống Schlemm gây xẹp ống Schlemm, cản trở thủy dịch thoát ra ngoài nhãn cầu, gây tăng nhãn áp.

catbe

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 11 Tháng 8 2023 14:41

Đọc thêm...

Cứu sống bệnh nhân đa chấn thương do nổ phế liệu

  • PDF.

Xuân Hiền - 

(QNO) - Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vừa cứu sống một trường hợp đa chấn thương nặng do tai nạn lao động tại một bãi phế liệu thuộc xã Bình Quý (Thăng Bình).

bomin

Thông điệp “Nói không với khai thác phế liệu bom mìn, vật nổ” được hưởng ứng tại nhiều địa phương (ảnh minh họa). Ảnh: B.T

Bệnh nhân Trương Văn N. (xã Bình Trị, Thăng Bình) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng chấn thương sọ não, chấn thương mắt trái, vết thương hàm mặt và các vết thương nặng ở nhiều vùng cơ thể, dập nát bàn tay, bàn chân...

Người nhà cho biết, bệnh nhân đang cưa ống sắt tại bãi phế liệu thì bất ngờ phát nổ gây đa chấn thương.

Bệnh nhân nhanh chóng được làm xét nghiệm và hội chẩn cùng các bác sĩ chuyên khoa. Ê kíp trực bác sĩ của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - bỏng - phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cùng bác sĩ ngoại tiết niệu lồng ngực tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Các bác sĩ đã điều trị, phẫu thuật và dùng các kỹ thuật chuyên sâu để cắt lọc vết thương, hỗ trợ bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Hiện bệnh nhân dần ổn định trở lại và tiếp tục điều trị tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - bỏng - phục hồi chức năng.

Bác sĩ Nguyễn Tam Thăng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam kiêm Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - bỏng - phục hồi chức năng cho biết, qua trường hợp chấn thương nặng do hỏa khí này gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn cháy nổ do các loại bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

Người dân cần cảnh giác để phòng tránh tai nạn từ việc cưa (đập) bom mìn để lấy bán phế liệu. Đã có nhiều vụ tai nạn vướng bom mìn xảy ra do người dân không có kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bom mìn, dẫn đến tự động tháo, cưa, cắt lấy thuốc nổ, làm tăng nguy cơ gây nổ...

Theo Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), ước tính hiện nay số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam khoảng 800 nghìn tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn khoảng 6,1 triệu héc ta (chiếm 18,82% tổng diện tích cả nước).

Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Nguồn:https://baoquangnam.vn/y-te/cuu-song-benh-nhan-da-chan-thuong-do-no-phe-lieu-146178.html?gidzl=xDXgIJejGsBgmMzCDp97OUB9RqmeFnPd-iHe7Ird53Elm6mUUpj0D_wREqqhQXOqzfWp53ZamXqOEYv3Q0

You are here Tin tức