• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Một số điều cần biết về bệnh cúm A (H7N9)

  • PDF.

BS Trần Hồ Mai Sương – khoa YHNĐ

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh

Tác nhân gây bệnh là virut cúm A( H7N9) có nguồn gốc gen từ virut cúm gia cầm và chưa từng gây bệnh cho người. Đến tháng 3/2013 ở Trung Quốc bắt đầu ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm cúm lây từ gia cầm. Từ 2013 đến đầu tháng 4 năm 2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận 5 đợt dịch với 1378 trường hợp mắc, 501 trường hợp tử vong.

Một số triệu chứng ở người nghi ngờ mắc cúm:

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 23 Tháng 6 2017 05:54

Hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm

  • PDF.

ĐD Huỳnh Lệ Kiên - Khoa Ung  Bướu

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con người. Theo Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), và quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEP) , ăn uống vừa phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, vừa phải đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khỏe con người, giúp con người đủ sức khỏe để lao động, học tập, duy trì và phát triển nòi giống, góp phần phát triển kinh tế, an sinh xã hội, tăng cường nguồn nhân lực về xóa đói giảm nghèo.

antoan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 30 Tháng 4 2017 07:21

Một số đường đưa thuốc thường dùng cho trẻ em

  • PDF.

Ds Lê Thị Diệu Hiền

Trong nhi khoa việc lựa chọn và sử dụng thuốc có nhiều điểm khác biệt vì ở giai đoạn này trong cơ thể trẻ em có nhiều cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ về chức năng ( đặc biệt là giai đoạn sơ sinh ) và có nhiều biến động cả về thể chất lẫn tâm lý ( giai đoạn dậy thì).Vì vậy việc lựa chọn một dạng bào chế với một đường dùng phù hợp là một việc làm rất cần thiết khi điều trị cho trẻ em .

thuoc te

- Đường uống

Đây là đường dùng phổ biến nhất, dễ thực hiện nhất với hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên với trẻ em (dưới 5 tuổi), việc dùng các dạng thuốc viên thường khó khăn. Nên chọn các dạng thuốc lỏng (siro,dung dịch,hỗn hợp uống...). Nhược điểm của thuốc dạng uống cho trẻ em, đặc biệt ở nước ta rất khó phân liều chính xác theo lứa tuổi. Hầu hết các chế phẩm đều là dạng phân liều cho người lớn và phải bẻ hoặc cắt nhỏ khi dùng cho trẻ em.Các dạng thuốc dễ phân liều như dạng dung dịch, siro...lại đắt.trong trường hợp này, sự tham gia của dược sĩ trong việc chọn chế phẩm và cách chia liều là rất quan trọng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 30 Tháng 4 2017 07:07

Bệnh glôcôm – phần nổi của tảng băng chìm

  • PDF.

Bs Lê Văn Hiếu - Khoa Mắt

Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 triệu người mắc bệnh Glôcôm, trong đó có tới 6,7 triệu người mù, 47% lượng người bệnh Glôcôm thuộc Châu Á, điều tra năm 2010 các nước Đông Nam Á có khoảng 4,2 triệu người bệnh Glôcôm và con số này được dự đoán sẽ tăng lên 6 triệu vào năm 2020,  còn tại Việt Nam hiện có xấp xỉ 25 ngàn người mù do bệnh lý này. Glôcôm đang là nguyên nhân gây mù thứ 2 ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới chỉ đứng sau bệnh Đục thể thủy tinh.

Tuy nhiên đó chỉ là con số bề nổi, còn rất nhiều người mang bệnh mà chưa được phát hiện trong cộng đồng.

Vậy Glôcôm là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Glôcôm – trong dân gian còn gọi là bệnh Cườm nước hay Thiên đầu thống  là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự chết của tế bào hạch võng mạc.

glo2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 26 Tháng 4 2017 17:38

Hạ sốt bằng acetaminophen không làm giảm số ngày điều trị và tỷ lệ tử vong tại ICU

  • PDF.

Bs Đinh Thị Vi - Khoa ICU

Việc hạ sốt phổ biến nhất trong bệnh viện và đối với cả người dân trong cộng đồng là dùng acetaminophen. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng có lợi.

Theo Paul Young và cộng sự ở khoa ICU Bệnh viện Vùng Wellington (Wellington Regional Hospital) và Viện Nghiên cứu Y khoa (Medical Research Institute) ở New Zealand thì vào thời điểm đó do không có đủ bằng chứng y khoa có độ tin cậy cao dẫn đến không thể khẳng định được điều trị sốt do nhiễm trùng bằng acetaminophen là có lợi, không có hiệu quả hay thậm chí là có hại. Để giải quyết vấn đề này thì một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên, mù đôi đa trung tâm đã được tiến hành.

para1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 26 Tháng 4 2017 17:22

You are here Tin tức Y học thường thức