• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Quản lý răng miệng cho bệnh nhân đang xạ trị

  • PDF.

Bs. CKI. Ngô Thị Nhật Phượng - 

Xạ trị là một phương thức điều trị được sử dụng rộng rãi để quản lý ung thư biểu mô ở vùng đầu và cổ, nó có thể được sử dụng để điều trị đơn thuần hoặc điều trị kết hợp với hóa trị. Mặc dù xạ trị hiệu quả trong việc kiểm soát các khối u ác tính, song nó cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trong khoang miệng. Một số tác dụng phụ xuất hiện ngay sau khi bắt đầu điều trị, và một số khác có thể xuất hiện sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi hoàn thành điều trị. Các biến chứng miệng của xạ trị chủ yếu bao gồm viêm niêm mạc miệng, khô miệng, loạn vị giác, nhiễm nấm Candida hầu họng, sâu răng liên quan đến bức xạ và hoại tử xương do xạ trị.

Tất cả những biến chứng này có thể làm giảm khả năng ăn uống, nuốt và nói, dẫn đến giảm cân và thèm ăn. Những trường hợp nặng phải nuôi dưỡng toàn thân và tạm dừng xạ trị, ảnh hưởng không nhỏ đến tiên lượng bệnh nhân. Các chiến lược quản lý nha khoa phải được thực hiện trước, trong và sau khi xạ trị để ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các tình trạng suy nhược này.

Do đó, việc có một chuyên gia nha khoa trong nhóm ung thư điều trị bệnh nhân ung thư đầu và cổ sẽ làm giảm đáng kể tác động bất lợi của các biến chứng răng miệng và cải thiện các chức năng sống cơ bản cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

xerostomia

Đọc thêm...

Viêm, loét niêm mạc miệng trong điều trị ung thư

  • PDF.

Bs Trần Quốc Dũng - 

Viêm niêm mạc miệng là tình trạng sưng bên trong miệng và cổ họng, có thể dẫn đến lở loét miệng gây đau.

Hãy nói với bác sĩ điều trị của bạn nếu bạn thấy đau hoặc có những thay đổi khác trong miệng khi đang điều trị ung thư. Giảm các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh ung thư.

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng:

Hiểu được nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng có thể giúp bạn và bác sĩ xử trí tác dụng phụ này. Một vài điều liên quan đến ung thư và điều trị ung thư có thể gây ra viêm niêm mạc miệng:

  • Hóa trị
  • Xạ trị ở vùng đầu và cổ. Các triệu chứng có thể không xảy ra tức thì. Sau khi xạ trị xong, có thể cần thời gian để cải thiện tình trạng viêm niêm mạc miệng.
  • Ghép tủy/ tế bào gốc: Viêm, loét niêm mạc miệng là phản ứng phụ của quá trình cấy ghép.

loetmieng

Đọc thêm...

Hướng dẫn lâm sàng về loét dạ dày tá tràng liên quan đến thuốc

  • PDF.

Bs. Thái Đình Hạ Thy - 

Dân số già ngày càng tăng cùng với đó là sự gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính như thoái hoá khớp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não… Việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), aspirin hoặc các thuốc kháng kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu được sử dụng khá phổ biến để điều trị chính cho các bệnh mãn tính này. Thật không may, các loại thuốc trên có liên quan đến tổn thương niêm mạc ở đường tiêu hóa trên như loét dạ dày tá tràng và các biến chứng của nó, đáng chú ý nhất là xuất huyết và thủng đường tiêu hóa. Mục đích của hướng dẫn thực hành lâm sàng này là tóm tắt các yếu tố nguy cơ và đưa ra các hướng dẫn thích hợp để phòng ngừa và điều trị loét dạ dày - tá tràng liên quan đến thuốc và các biến chứng của nó.

nsaid1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 8 2023 15:05

Khô miệng ở bệnh nhân ung thư: 5 điều cần biết

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hồng Vy - 

Khô miệng (xerostomia) có vẻ như không phải là một vấn đề lớn, tuy nhiên đó lại là tình trạng rất không thoải mái và là tác dụng phụ thường gặp của việc điều trị ung thư.

Nguyên nhân gây ra khô miệng ở bệnh nhân ung thư là gì? Làm sao để điều trị và ngăn ngừa khô miệng?

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng khô miệng?

Đối với bệnh nhân ung thư, khô miệng đa phần do tác dụng phụ của xạ trị đầu mặt cổ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như:

  • Liệu pháp miễn dịch
  • Thuốc hóa trị
  • Kháng histamin
  • Thuốc điều trị đau
  • Thuốc hạ áp
  • Steroid
  • Stress
  • Đái tháo đường
  • Thiếu vitamin
  • Ăn quá nhiều muối
  • Bệnh tự miễn

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 12 Tháng 8 2023 11:21

Lựa chọn bệnh nhân để phẫu thuật cắt bè củng giác mạc sớm trên bệnh nhân glocom góc mở nguyên phát

  • PDF.

BS. Phan Nguyễn Tường Vi - 

1. ĐẠI CƯƠNG

Glôcôm góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý của thị thần kinh, tiến triển mãn tính, đặc trưng bởi sự tổn hại của tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh, teo lõm đĩa thị giác, tổn thương thị trường điển hình, thường có liên quan với nhãn áp cao.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

- Quá trình xơ hóa vùng bè dẫn đến sự lắng đọng các chất ngoại bào trong lớp bè, gây hẹp, dính các khoang bè, làm tắc đường lưu thông thủy dịch, gây tăng nhãn áp.

- Sự chênh lệch áp lực tiền phòng - ống Schlemm gây xẹp ống Schlemm, cản trở thủy dịch thoát ra ngoài nhãn cầu, gây tăng nhãn áp.

catbe

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 11 Tháng 8 2023 14:41

You are here Tin tức Y học thường thức