• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tổ chức đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của một số nước trên thế giới và Việt Nam

  • PDF.

Bs Trà Quang Ân - Khoa Cấp Cứu

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại đa số thảm họa xảy ra bất ngờ trong khoảnh khắc gây tổn thất rất lớn về người và của cải vật chất, tác động tâm lý sâu sắc cho mọi người trong khu vực thảm họa, gây rối loạn về hệ thống y tế tại chỗ làm mất cân bằng nghiêm trọng khả năng của lực lượng và phương tiện y tế với nhu cầu cứu chữa vận chuyển. Vì thế, nghiên cứu khắc phục thảm họa là vấn đề lớn của mỗi quốc gia và tổ chức y tế. Nó đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi ngành trong xã hội và đặc biệt là ngành y tế.

thamhoa1

Thảm họa có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào, bất cứ nơi nào, trên khắp hành tinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những năm gần đây nhiều nước trên thế giới và cả ở nước ta đã phải trải qua những thảm họa do thiên nhiên gây ra như: bão, lụt, lũ quét, lở đất, địa chấn…, và những thảm họa do con người gây ra như: chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn xây dựng, kiến trúc, ô nhiễm môi trường…, gây tổn thất lớn về con người và cơ sở vật chất.

Phòng tránh và khắc phục hậu quả của thảm họa là vấn đề phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng, thậm chí cả lực lượng nước ngoài. Về y tế, thảm họa thường gây ảnh hưởng lớn đến con người như tổn thất về sinh mạng, bị thương, bị bệnh, bị nhiễm trùng nhiễm độc,…làm tổn thất đến sức khỏe con người nên phải cần đến sự can thiệp khẩn cấp của ngành y tế.

Để giảm nhẹ thiệt hại do thảm họa về mặt y tế là nhiệm vụ chung của cộng đồng, của các tổ chức quần chúng, các tổ chức y tế dưới sự điều hành của chính quyền các cấp, đây là nhiệm vụ tương đối khó khăn của ngành y tế, vì số lượng nạn nhân quá lớn làm tăng đột ngột nhu cầu cứu chữa vận chuyển, sự đáp ứng của y tế rất khó khăn do vượt quá khả nặng về lực lượng, phương tiện, nhu cầu vật chất và trang bị trong khi chính ngành y tế cũng bị thiệt hại nặng nề, nhất là các cơ sở y tế trong khu vực thảm họa. Mặt khác, thảm họa thường xảy ra một cách bất ngờ đột ngột khó dự đoán và dự báo trước được, do vậy các Quốc gia cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức các bộ máy nhằm dự báo và sẵn sàng đáp ứng y tế khẩn cấp với các loại hình thảm họa có thể xảy ra.

Công tác đáp ứng y tế đối với thảm họa của mỗi Quốc gia trên thế giới đã có những phần sách lượt y tế về tổ chức triển khai các hoạt động tuân theo những lý luận đã được xây dựng và những phần hoạt động được thực tiễn chiến thuật đáp ứng y tế trong các giai đoạn thảm họa, tùy theo quan niệm và các điều kiện của mỗi nước mà có cách gọi khác nhau như: ở Mỹ gọi y tế trong điều kiện đặc biệt; Liên xô cũ gọi y học trong hoàn cảnh khẩn cấp; Pháp gọi y học thảm họa; Bỉ, Hàn Quốc gọi cứu trợ y tế trong tình trạng khẩn cấp nhưng chúng đều có chung một nội dung là đáp ứng y tế khẩn cấp với thảm họa….

1. Sự đáp ứng y tế khi thảm họa xảy ra của Liên xô (cũ) và Liên bang Nga

1.1 Tính cấp thiết phải thành lập hệ thống quốc gia đáp ứng y tế nhanh trong hoàn cảnh khẩn cấp

Liên Xô qua các vụ thảm họa xảy ra ở Bơ-kha-pan, Trec-no-bưn, Ac-mê-nia quy mô phá hủy của nó đã vượt khỏi giới hạn về khái niệm về địa lý lãnh thổ, nó đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản của nhận thức mức độ cần thiết phải xem xét cứu chữa chonạn nhân trong các thảm họa, qua thực tế đã chứng minh nếu không thành lập hệ thống quốc gia đáp ứng nhanh trong hoàn cảnh đặc biệt thì không thể có những biện pháp hữu hiệu để cấp cứu cho các nạn nhân. Trước hết đòi hỏi phải phác thảo ra phương pháp luận về các phương án có thể giải quyết khi có thảm họa xảy ra. Nhiều nhà nghiên cứu đã coi y học thảm họa giống y học quân sự, đặc biệt chú ý đến những kinh nghiệm phong phú của các nhà y học quân sự trong việc tổ chức cứu chữa cho một số lượng lớn thương binh bệnh binh trong những điều kiện hết sức phức tạp và nguy hiểm của chiến tranh.

Vì thế ngày 20- 23/ 3/ 1990 tại Học viện Quân y Kirôp ở Lêningrat đã tiến hành hội thảo khoa học toàn quân và Hội nghị toàn thể Hội đồng Y học Bộ quốc phòng về vấn đề tổ chức đảm bảo y tế trong hoàn cảnh khẩn cấp. Tại hội thảo này đánh giá và khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của ngành quân y trong hệ thống quốc gia cứu chữa cho các nạn nhân trong hoàn cảnh khẩn cấp và khả năng đáp ứng nhanh khi xuất hiện thảm họa hoặc sự cố kỹ thuật. Sau cuộc hội thảo các nhà chuyên gia đã thống nhất và đưa ra một số quan điểm trong y học thảm họa về các lĩnh vực:

  • Tổ chức cứu chữa ngoại khoa, nội khoa …
  • Bảo đảm vận chuyển
  • Thành lập các đơn vị y tế đặc biệt
  • Đảm bảo vật chất trang bị.

1.2 Những nguyên tắc cứu chữa trong thảm họa được chia thành 3 giai đoạn (3 pha)

Pha thứ nhất (giai đoạn đầu)

Do đặc điểm thảm họa xảy ra thương vong cho con người không được tự vệ, không có khả năng cấp cứu ngay, qui mô thảm họa không được đánh giá trước, vì thế vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng cách tự cứu hoặc cứu chữa lẫn nhau bao gồm:

   + Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm

   + Hô hấp nhân tạo, băng bó, cố định gãy xương.

Pha này quyết định khả năng và hiệu quả của cứu chữa ngoại khoa tiếp theo.

Pha thứ hai (cứu chữa)

Bao gồm các biện pháp tiến hành cứu chữa bằng các đội cơ động đến khu vực thảm họa. Triển khai các trạm cấp cứu thực hiện phân loại và tập trung nạn nhân để cấp cứu khẩn cấp và vận chuyển. Chẩn đoán mức độ tổn thương dựa trên dấu hiệu mức độ lâm sàng đơn giản bao gồm: đánh giá sự rối loạn ý thức, hô hấp, tuần hoàn, phản xạ đồng tử, định khu gãy xương, mức độ mất máu và đè ép cơ thể.

Pha thứ ba (phục hồi)

Nạn nhân được đưa đến các tuyến cứu chữa cơ bản và chuyên khoa tùy theo tổn thương, các cơ sở này có các chuyên khoa tiến hành điều trị phục hồi và chỉnh hình.

Theo kinh nghiệm, cơ sở của việc tổ chức cấp cứu dựa trên nguyên tắc điều trị theo tuyến:

+ Tuyến thứ nhất:

  • Cấp cứu đầu tiên
  • Cứu chữa bước đầu
  • Cứu chữa một phần cơ bản.
  • Được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật chất y tế để phân loại thành nạn nhân nhẹ, nạn nhân cần cứu chữa ngoại khoa, nạn nhân cần chuyển đi ngay.

+ Tuyến thứ hai:

Sử dụng các bệnh viện dã chiến nhiều chuyên khoa, thực hiện cứu chữa cơ bản, chuyên khoa. Tất cả các trường hợp cần phải xác định thứ tự, thời gian và các biện pháp hồi sức, điều trị sốc và truyền máu. Đa số nạn nhân nặng được chuyển về sau.

+ Tuyến thứ ba:

Sử dụng các bệnh viện chuyên khoa thường triển khai trên cơ sở các bệnh viện lớn hoặc bệnh viện khu vực được tăng cường các kíp chuyên khoa. Nhằm tiến hành tất cả các phẫu thuật chuyên khoa và điều trị đến giai đoạn cuối cùng, những nạn nhân cần điều trị kéo dài được chuyển về bệnh viện trung tâm Quốc gia.

Qua khắc phục một số vụ thảm họa tại Liên xô, họ đã nhận thấy rằng một vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong khắc phục hậu quả của thảm họa đó là thành lập các cơ quan điều hành trong khi sự kiện xảy ra quá bất ngờ bao gồm: Chính quyền địa phương, nhà chỉ huy quân sự và các phân đội tham gia thanh toán hậu quả của thảm họa. Cơ quan này có nhiệm vụ quan trọng trong thời gian ngắn nhất, xây dựng kế hoạch thực hiện, thành lập các lực lượng thích hợp, hợp đồng công tác; giải quyết các vấn đề đảm bảo vật chất, phương tiện vận chuyển …

Tóm lại khi có thảm họa xảy ra công tác đáp ứng y tế khẩn cấp tại Liên Xô có đặc điểm sau:

* Tổ chức công tác ngoại khoa khi tổn thương hàng loạt do thảm họa trên cơ sở những nguyên tắc của y học quân sự đó là hệ thống những biện pháp điều trị, vận chuyển, cứu chữa kịp thời cho tất cả các nạn nhân.

* Yếu tố chính quyết định tính mạng bệnh nhân là cứu chữa sớm trong vòng 6 giờ, cứu chữa ngoại khoa cơ bản và chuyên khoa. Chỉ có thể thực hiện được điều này khi có một tổ chức y tế khẩn cấp của Quốc gia để tiến hành cứu chữa kịp thời.

* Tiếp cận một cách tối đa hợp lý cứu chữa cơ bản và chuyên khoa tới ổ thảm họa, triển khai các bệnh viện dã chiến để cứu chữa cơ bản khẩn cấp gần ổ thảm họa, dựa trên cơ sở các bệnh viện gần nhất và tăng cường các bệnh viện nhiều chuyên khoa.

* Khi thực hiện cứu chữa ngoại khoa trong hoàn cảnh đặc biệt không chỉ áp dụng những nguyên tắc ngoại khoa dã chiến mà còn phải chọn những phương pháp tối ưu để dự phòng về ngoại khoa phục hồi khả năng tái sinh của tổ chức.

* Tất cả các phân đội, các đội và cơ sở điều trị của Bộ y tế trong thời kỳ thanh toán giải quyết hậu quả của thảm họa cần phải thực hiện những nguyên tắc thống nhất trong điều trị.

(Còn nữa)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Hưng (1998), “Một số vấn đề y học thảm họa và khắc phục hậu quả”, Bài giảng cho học viên cao học Tổ chức chỉ huy Quân y (1998).
  2. Lê Thế Trung (2004), “Y học thảm họa- các loại hình thảm họa và các thiệt hại gây ra”, Tạp chí Y học thảm họa và bỏng, Số 1/2004, Tr 7-11.
  3. Bùi Tuấn Khoa (2009), “Nghiên cứu mô hình tổ chức thu dung cấpcứu tai nạn hàng loạt do thảm họa của BV loại A Quân đội”, Luận án Tiến sỹ Y học, Hà Nội 2009.
  4. Emind Dhont (2007), “Kế hoạch tổ chức thu dung cấp cứu hàng loạt của bệnh viện Nữ Hoàng Astrid- Bộ Quốc phòng Bỉ”. Tài liệu do Nguyễn Quốc Tuấn dịch từ nguồn tài liệu do Bộ Quốc phòng Vương Quốc Bỉ cung cấp, Brussels, 2007.
  5. Isabella Renrd (2007), Kế hoạch cứu trợ y tế khẩn cấp”, tài liệu do Nguyễn Quốc Tuấn dịch từ nguồn tài liệu do Bộ Quốc phòng Vương Quốc Bỉ cung cấp, Brussels, 2007.
  6. Wartermal (2007), “Đội hỗ trợ và ứng cứu đầu tiên của Bỉ- B Fast”, Nguyễn Quốc Tuấn dịch từ nguồn tài liệu do Bộ Quốc phòng Vương Quốc Bỉ cung cấp, Brussels, 2007.
  7. Christopher Kozlow (2001), “Janes’s Counter Terosism”, Janes’s information Group, Surrey, 2001.
  8. Ministry of Government Administration and home Affairs Republic of Korea (2005), “119- Korean fire Services”.

(Lược theo Bùi Tuấn Khoa, BV 108 và các tài liệu nước ngoài *)

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 01 Tháng 4 2014 20:26

You are here Tin tức Y học thường thức Tổ chức đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của một số nước trên thế giới và Việt Nam