• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vacxin

  • PDF.

KTV Vũ Thị Thúy Kiều - Khoa Vi sinh

Ngày nay tiêm chủng vắc xin, đặc biệt ở trẻ em, được thực hiện rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên tỷ lệ tai biến còn cao do việc thực hiện còn sai sót ở nhiều bước quan trọng. Chúng tôi xin được cập nhật một số thông tin cơ bản theo y văn để mọi người cùng biết và áp dụng.

vacxin1

Chuẩn bị vacxin để tiêm chủng

1. Nguyên lý sử dụng vacxin

Sử dụng vacxin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Nói một cách khác: sử dụng vacxin là tạo miễn dịch chủ động nhân tạo.

 Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng vacxin là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vacxin. Cơ thể luôn luôn đáp ứng bằng cả miễn dịch dịch thể (miễn dịch qua trung gian kháng thể) và miễn dịch tế bào (miễn dịch qua trung gian tế bào), nhưng tuỳ từng loại vacxin, hiệu lực bảo vệ có thể do miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào hoặc phối hợp cả hai loại. Ngoài miễn dịch đặc hiệu, vacxin còn có khả năng tăng cường cả miễn dịch không đặc hiệu như làm tăng quá trình thực bào nhờ kháng thể đóng vai trò là yếu tố opsonin đặc hiệu, nhờ lymphokin hoạt hoá đại thực bào...

Nói chung chỉ có những bệnh truyền nhiễm mà những người mắc bệnh sau khi khỏi có miễn dịch mới có khả năng chế tạo được vacxin phòng bệnh.

2. Nguyên tắc sử dụng vacxin

Việc sử dụng vacxin phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

• Tiêm chủng trên phạm vi hợp lý, đạt tỷ lệ cao.
• Tiêm chủng đúng đối tượng.
• Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc; bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng; tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian.
• Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng.
• Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng.
• Bảo quản vacxin đúng qui định.

3. Các phản ứng phụ do tiêm chủng vacxin

Về nguyên tắc, vacxin phải đảm bảo đủ độ an toàn. Song trên thực tế không thể đạt được mức độ an toàn tuyệt đối. Tất cả các vacxin đều có thể gây ra phản ứng phụ ở một số người.

Phản ứng tại chỗ:

Những phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm chủng là nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể bị viêm nhiễm, làm mủ.

Phản ứng toàn thân:

Trong các phản ứng toàn thân, sốt hay gặp hơn cả, khoảng từ 10 đến 20 %. Sốt thường hết nhanh sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp, khoảng 1 phần vạn, hầu hết khỏi không để lại di chứng gì. Một số vacxin có thể gây ra phản ứng nguy hiểm hơn, trong đó có sốc phản vệ, tuy nhiên rất hiếm gặp.

Khi bàn về những phản ứng do vacxin, rất cần phải nhấn mạnh rằng mức độ nguy hiểm do vacxin nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng tương ứng gây ra. Thí dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phản ứng nguy hiểm do vacxin bạch hầu - ho gà - uốn ván gây ra.

4. Tiêu chuẩn của vacxin 

4.1. An toàn

Một vacxin lý tưởng khi sử dụng sẽ không gây bệnh, không gây độc và không gây phản ứng. Sau khi sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và không độc.
- Vô trùng: Vacxin không được nhiễm các vi sinh vật khác, nhất là các vi sinh vật gây bệnh.
- Thuần khiết: Ngoài kháng nguyên đưa vào để kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch chống vi sinh vật gây bệnh, không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây ra các phản ứng phụ bất lợi.
- Không độc: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc. Tuy nhiên, như đã nêu ở phần 2.5., không có vacxin nào đạt được độ an toàn tuyệt đối. Khi cân nhắc để quyết định xem một vacxin nào đó có được đưa vào sử dụng hay không, cần phải so sánh giữa mức độ phản ứng do vacxin và tính nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng tương ứng.

4.2. Hiệu lực

Vacxin có hiệu lực lớn là vacxin gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại trong một thời gian dài. Hiệu lực gây miễn dịch của vacxin trước hết được đánh giá trên động vật thí nghiệm, sau đó trên thực địa.

5. Các loại vacxin

Có nhiều cách phân loại vacxin. Nếu căn cứ vào bản chất sinh học, có thể chia vacxin thành 3 loại:
-Vacxin giải độc tố.
-Vacxin chết toàn thể hoặc kháng nguyên tinh chế.
-Vacxin sống giảm độc lực.

5.1. Vacxin giải độc tố

Loại vacxin này được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn, đã được làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính mất tính kháng nguyên. Vacxin giải độc tố kích thích cơ thể sản xuất ra kháng độc tố, là loại kháng thể có khả năng trung hòa ngoại độc tố. Vacxin này nhằm phòng chống các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bằng ngoại độc tố.

5.2. Vacxin chết toàn thể hoặc kháng nguyên tinh chế

Loại vacxin này sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh. Sau khi vi sinh vật đã bị giết chết có thể lấy toàn bộ huyền dịch làm vacxin (vacxin toàn thể), hoặc tinh chế lấy các “kháng nguyên bảo vệ” (protective antigents), đây là thành phần kháng nguyên kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch có hiệu quả “bảo vệ”. Hiện nay trong các vacxin là kháng nguyên tinh chế thì vacxin polysacharid chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Loại vacxin này chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch dịch thể. Các kháng thể được hình thành có thể trực tiếp giết chết vi sinh vật, ngăn cản sự bám dính của chúng vào tế bào cơ thể vật chủ, làm tăng khả năng thực bào..., hoặc phối hợp các cơ chế trên.

5.3. Vacxin sống giảm độc lực

Loại vacxin này sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống vi sinh vật gây bệnh về cấu trúc kháng nguyên, đã được làm giảm độc lực, không còn khả năng gây bệnh. Vacxin sống tạo ra trong cơ thể một quá trình giống như quá trình nhiễm trùng tự nhiên, kích thích cơ thể đáp ứng cả miễn dịch toàn thể và miễn dịch tại chỗ, cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. Tuy nhiên khi sử dụng vacxin sống điều phải quan tâm đặc biệt là tính an toàn. Phải đảm bảo không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh rất nhẹ, và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định không trở lại độc lực ban đầu.

6.. Lịch tiêm chủng 

vacxin5

Nguồn: Tài liệu sách Vi sinh học

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 07 Tháng 1 2014 22:10