• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Bệnh nhân đái tháo đường và chế độ tập luyện

  • PDF.

CNĐD Lâm Thị Thúy Minh - PHCN

Đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết, giảm các biến chứng. Trong đó, vận động là phương pháp cơ bản trong điều trị bệnh vì làm tăng sử dụng năng lượng. Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày là một phương pháp điều trị đơn giản và không mất tiền nhưng có thể đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát glucose máu, hạn chế các biến chứng của ĐTĐ nhất là các biến chứng tim mạch, góp phần duy trì khả năng lao động, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ĐTĐ.

taptheduc1

Tập luyện ở mức độ nhẹ và trung bình, kéo dài 20-30 phút mỗi ngày. Tập thói quen vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp hạ đường huyết. Vận động khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây nguy hiểm.

 Một số lời khuyên để có chế độ tập luyện hợp lý

- Trước khi bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện cần được thăm khám cẩn thận để phát hiện các biến chứng, nhất là các biến chứng mạn tính của đái tháo đường. Chú ý khám tim mạch để phát hiện các bệnh nhân có thiếu máu cơ tim, đánh giá nguy cơ tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp tư thế trong khi tập luyện.

- Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp: Nếu không có chống chỉ định gì thì người bệnh có thể tập bất cứ môn thể dục thể thao nào mà họ thích  nhưng phải phù hợp với tuổi tác và sức khỏe.  Đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh... là những môn thể dục thích hợp với người đái tháo đường.

- Khi tập luyện nếu cảm thấy mệt mỏi, run, tăng tiết mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác đói, tê môi, tê đầu lưỡi, nhức đầu, nôn. Có nghĩa là bạn bị hạ đường huyết. Phải ngưng tập, uống 150ml nước trái cây hay ăn khẩu phần 15mg carbonhydrate (kẹo, bánh quy, cốc sữa…).  Sau đó, đến gặp bác sĩ nội tiết để được tư vấn một chương trình tập hiệu quả, an toàn.

- Ðo đường máu nhiều lần, tốt nhất là cả trước, trong và sau khi tập

- Ăn một bữa khoảng 1-3 tiếng trước khi tập hoặc tập sau bữa ăn 1-3 tiếng.. Tránh vận động lúc bụng đói.

- Nên uống đủ nước trước, trong và sau khi tập

- Nên tập luyện thường xuyên 3-5 ngày trong tuần.

- Nên  tập luyện cùng với bạn bè, người thân để được giúp đỡ khi cần thiết.  Ðiều quan trọng nhất là nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần mức độ và thời gian tập luyện

- Kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt  phồng da, vết rách hoặc nhiễm trùng ở bàn chân không.

- Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh . Chọn trang phục, giày dép phù hợp: Đúng kích cỡ, vừa chân, đi đứng thoải mái, êm nhẹ, che chắn, bảo vệ ngón và gót chân.

- Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng nên tập hạn chế

 Những trường hợp không nên tập

  • Đường huyết <70 mg/dl (<3,9 mmol/l).
  • Có ceton trong nước tiểu và đường huyết lớn hơn 250 mg/dl (13,9 mmol/l)
  • Không có ceton trong nước tiểu nhưng có đường huyết trên 300 mg/dl ở đái tháo đường tuýp 1 và trên 400mg/dl ở người đái tháo đường tuýp 2.
  • Khi nghỉ ngơi mà có cơn đau thắt ngực.

* Tóm lại luyện tập thể lực, rèn luyện sức bền th­ường xuyên, với các bài tập hợp lý là vô cùng cần thiết trong điều trị đái tháo đường. Đây là một ph­ương pháp điều trị rất có giá trị và bổ sung đắc lực cho điều trị nội khoa. Để việc luyện tập đạt hiệu quả và an toàn (nhất là đối với những ng­ười đã có biến chứng hệ tim mạch, cao huyết áp), ng­ười bệnh cần đ­ược h­ướng dẫn cụ thể của bác sỹ chuyên khoa để có những hình thức tập luyện phù hợp và hạn chế những vận động quá mức.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quang Bảy: ” Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao: Lợi ích và nguy cơ”
  2. Mai Hoa: “ Chế độ tập luyện cho người bệnh đái tháo đường”
  3. Nguyễn Lê Phương: "Vận động hợp lý để ổn định đường huyết"

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 18 Tháng 12 2013 09:36

You are here Tin tức Y học thường thức Bệnh nhân đái tháo đường và chế độ tập luyện