• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Những điều cần biết về xét nghiệm amylase máu, amylase nước tiểu

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

1. Nhắc lại sinh lý

Amylase là một enzym được sản xuất chủ yếu ở tụy và các tuyến nước bọt và với một lượng không đáng kể ở gan và vòi trứng. Amylase tham gia vào quá trình tiêu hóa các carbohydrat phức tạp thành các đường đơn.

Hoạt độ amylase toàn phần có thể đo được trong huyết thanh, nước tiểu hay trong các dịch sinh học khác của cơ thể. Hoạt độ toàn phần này là tổng hoạt độ của hai enzym chính: isoenzim P có nguồn gốc từ tụy và isoenzin S có nguồn gốc từ tuyến nước bọt, phổi sinh dục và khối u. Trong huyết thanh của người bình thường tiết isoenzim S chiếm ưu thế hơn một chút. Thông thường có thể đo mật độ amylase trong huyết thanh và trong nước tiểu.

amylase3

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng mật độ amylase máu hoặc nước tiểu. Ngoài viêm tuyến nước bọt tình trạng do tăng rõ rệt mật độ amylase gợi ý trước tiên tới chẩn đoán viêm tụy cấp hoặc đợt tiến triển cấp của viêm tụy mạn. Nếu không thấy có tình trạng viêm tụy cần yêu cầu đo hoạt độ enzim P và S

 2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Để khẳng định chẩn đoán viêm tụy cấp hoặc đợt cấp của viêm tụy.

3. Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm Amylase máu được thực hiện trên huyết thanh. Yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước khi lấy máu, nước tiểu: thu bệnh phẩm nước tiểu 24h. Nước tiểu được bảo quản trong tủ mát hoặc trong đá lạnh.

4. Giá trị bình thường

  • Amylase máu: Người lớn: 53 – 123 U/lít. Người có tuổi: tăng nhẹ so với giá trị bình thường.
  • Amylase niệu: 0 – 375 U/lít

5. Tăng hoạt độ amylase máu: Các nguyên nhân chính thường gặp là:

amylase1

6. Giảm hoạt độ amylase máu: Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Xơ gan
  • Viêm gan
  • Ung thư tụy
  • Bỏng nặng
  • Nhiễm độc giáp nặng
  • Nhiễm độc thai nghén

7. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm
  • Bệnh phẩm bị nhiễm bẩn nước bọt có thể gây tăng giả tạo kết quả xét nghiệm
  • Tăng triglycerit nặng có thể gây ức chế hoạt động enzym. Suy thận cũng có thể gây tăng hoạt độ enzym amylase huyết thanh.
  • Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase huyết thanh: acetaminophen, kháng sinh, aspirin, corticosteroid, estrogen, furosemid, thuốc kháng viêm không phải steroid, salicylat và các lợi tiểu nhóm thiazid.
  • Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase niệu là: Rượu, aspirin, bethanechol, codein, indomethacin, meperidin, morphin, pentazocin, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
  • Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase huyết thanh: citrat, glucose, oxalat.
  • Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase niệu: fluorid, glucose.

8. Các lợi ích của xét nghiệm đo hoạt độ amylase máu và nước tiểu

- Xét nghiệm không thể thiếu đối với tất cả các trường hợp đau bụng bị nghi vấn do nguồn gốc tụy và các trường hợp vàng da không rõ nguồn gốc.

- Đo hoạt độ amylase huyết thanh thường được thực hiện để chẩn đoán phân biệt tình trạng đau bụng do viêm tụy cấp với đau bụng cần điều trị ngoại khoa do các nguyên nhân khác. Hoạt độ amylase huyết thanh bắt đầu tăng lên từ 3 – 6h sau khi xảy ra tình trạng viêm tụy cấp và đạt giá trị đỉnh vào khoảng giờ thứ 24. Hoạt độ này trở lại giá trị bình thường sau đó 2 – 3 ngày. Hoạt độ amylase niệu tăng cao trong vòng 7 – 10 ngày, vì vậy xét nghiệm hoạt độ amylase niệu là một xét nghiệm hữu ích để chứng minh có tình trạng viêm tụy cấp sau khi hoạt độ amylase huyết thanh đã trở về bình thường.

- Cũng có thể định lượng hoạt độ amylase trong dịch cổ chướng hay dịch màng phổi. Tăng hoạt độ amylase trong các dịch này (lớn hơn 1000U/lít) gợi ý tràn dịch có nguồn gốc từ tụy

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 18 Tháng 11 2013 20:33

You are here Tin tức Y học thường thức Những điều cần biết về xét nghiệm amylase máu, amylase nước tiểu