• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae)

  • PDF.

KTV Võ Thi Thu Nguyệt - Khoa Vi sinh

 

Năm 1897 bệnh Lậu được Neisser tìm ra, đó là những vi khuẩn gram âm có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi. Lậu cầu rất yếu khi ra ngoài cơ thể, và chết nhanh ở nhiệt độ thường, nhưng vi khuẩn lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm ướt của cơ thể, cho nên giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung.

1. Đặc điểm sinh vật học

1.1. Hình thể và tính chất bắt màu

Vi khuẩn lậu là song thể hạt cà phê, bắt màu Gram âm. Trong các trường hợp lậu điển hình, vi khuẩn đứng trong tế bào  như lèn chặt vào bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa. Trong trường hợp lậu mạn tính, vi khuẩn đứng ngoài tế bào và ít trong tế bào.

Trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn cầu lậu đa dạng, kích thước thay đổi và sắp xếp không điển hình; có thể xếp đôi hoặc thành bốn. Sự thay đổi hình thể, kích thước, cách sắp xếp biến đổi theo điều kiện môi trường nuôi cấy.

laucau o

1.2. Tính chất nuôi cấy

Vi khuẩn lậu khó nuôi cấy. khi ra khỏi cơ thể vi khuẩn rất dễ chết. Vi khuẩn lậu không phát triển được trong môi trường thông thường mà đòi hỏi giầu chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh và các yếu tố dinh dưỡng khác. Các môi trường được sử dụng là thạch sôcôla, Martin –Thayer, Martin Lewis. Các môi trường này thường có các loại kháng sinh như colistin, vancomycin, nystatin, lincomycin để ức chế vi khuẩn khác và nấm nhưng không ảnh hưởng tới vi khuẩn lậu.

Điều kiện nuôi cấy lậu cầu: vi khuẩn lậu đòi hỏi khí trường phải có 3-10% CO2 và nhiệt độ 35 -37 0C. với 70% độ ẩm, pH =3.

Hình dạng khuẩn lạc sau 24 giờ kích thước của khuẩn lạc từ 0,4-1mm, xám trắng, mờ đục, lồi, tròn, lấp lánh sáng. Nếu để 48-72 giờ, khuẩn lạc tới 3mm. Có 5 loại khuẩn lạc: T1,T2,T3,T4,T5. Trong đó khuẩn lạc T1, T2 vi khuẩn có pili, còn T3, T4 và T5 không có pili. Các khuẩn lạc T3, T4 và T5 thường to, phẵng, không lấp lánh ánh sáng. Sau 72 giờ, vi khuẩn thường tự ly giải. Khi nhuộm vi khuẩn từ khuẩn lạc, cách sắp xếp và hình thái không điển hình.

1.3 Sức đề kháng

Vi khuẩn lậu dễ bị bất hoạt khi ở điều kiện ngoại cảnh tế bào: 55 0C vi khuẩn chết sau 5 phút. Trong điều kiện khô và giàu oxy, vi khuẩn lậu chết sau 1 – 2 giờ. Nhiệt độ lạnh và khô, vi khuẩn lậu chết nhanh, do vậy không bao giờ giữ bệnh phẩm ở điều kiện lạnh.

Với hóa chất: Phenol 1%, mercuric chloric 0,01% , formol 0,1%, sublime 0,1% vi khuẩn chết sau 1-5 phút tiếp xúc.

1.4. Tính chất sinh vật hoá học

- Test Oxydase: Lậu cầu cho test dương tính (+): Cho khuẩn tiếp xúc vơi N-tetramethyl-P-phenylene-diamindihydrochlorid 1%, khuẩn lạc sẽ cho màu tím sẫm đến đen.

- Test Catalase dương tính (+)

- Chuyển hóa đường: Người ta có thể sử dụng tính chất lên men đường để  phân biệt cầu khuẩn lậu với não mô cầu.

laucau1

Chuyển hóa peotid: Vi khuẩn lậu có khả năng phân giải Prolin do chúng có men hydroxyprolinaminopeptidase.

Với nitrat và nitrir: Vi khuẩn lậu không khử nitrat nhưng có khả năng khử nitrit sinh nitơ.

1.5. Cấu trúc kháng nguyên.

Cấu trúc kháng nguyên của cầu khuẩn lậu phức tạp có nhiều kháng nguyên đặc hiệu cho từng typ kháng nguyên lipopolysaccharid (LPS) là kháng nguyên vòng ngoài màng (Outer membrane antigen – OMA). Nhưng không có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh.

Vi khuẩn lậu có pili, ở dạng T1 và T2 có thể mất pili. Pili giúp lậu cầu bán vào tế bào, giúp cho sự trao đổi các vật liệu di truyền giữa chúng cũng có lipi.

Trong các nghiên cứu về vật liệu di truyền của khuẩn lậu, đáng quan tâm nhất là 3 dạng plassmid:

- Loại 1: Plassmid 24,5 Md có khả năng hoạt hóa các plassmid khác.

- Loại 2: Plassmid 2,6 Md chưa rõ chức năng.

- Loại 3: Plassmid  quy định sinh β – lactamase, đây là plassmid quy định tính kháng sinh của lậu cầu khuẩn. Có nhiều plassmid β – lactamase trên vi khuanat lậu gây bệnh ở các nước trên thế giới, chúng có trọng lượng phân tử thay đổi: 4,4 Md; 3,2 Md; 2,9 Md.

2. Khả năng gây bệnh

Cầu khuẩn lậu chỉ có vật chủ duy nhất là người. Bệnh liên quan chặt chẽ với hoạt động tình dục. Vi khuẩn gây viêm niệu đạo cho cả nam và nữ. Triệu chứng chủ yếu là đái buốt, đái khó, đái mủ. Nhưng có khoảng 1/5 số người không có triệu chứng điển hình. Ở phụ nữ, triệu chứng phức tạp hơn: tăng tiết dịch niệu đạo, âm đạo, Vị trí bệnh ở phụ nữ thường ở cổ tử cung, tuyến Skene, tuyến Bartholin, có khi tới cả tử cung, vòi tử cung, buồng trứng. Ở nam có thể gặp viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn.

Viêm trực tràng: Thường gặp ở người đồng tính luyến ái nam. Triệu chứng viêm trực tràng do lậu thường không điển hình.

Nhiễm lậu cầu ở họng: Gặp ở đồng tính luyến ái hoặc khác giới. Bệnh lậu ở trẻ em: Thường biểu hiện lậu ở mắt do lây vi khuẩn từ mẹ trong thời kỳ chu sinh, phổ biến nhất là chảy mủ kết mạc mắt sau đẻ 1-7 ngày. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù.

Nhiễm lậu cầu lan toả: Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh lậu nhưng không được điều trị, hầu hết bệnh gặp ở phụ nữ. Biểu hiện của bệnh: viêm khớp, viêm gan, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm nội mạc

Miễn dịch: Vai trò kháng thể của lớp IgA, IgG và IgM không rõ ràng. Nhìn chung, đáng chú ý nhất là IgM được dùng để chẩn đoán lậu cầu ngoài đường sinh dục như viêm khớp.

3. Chẩn đoán vi khuẩn học

3.1. Chẩn đoán trực tiếp

Phương pháp nhuộm soi trực tiếp: Thường dùng phương pháp này để đánh giá hình thể, tính chất bắt màu, cách sắp xếp (đứng trong hoặc ngoài tế bào). Phương pháp này dùng bệnh phẩm là mủ niệu đạo hoặc dịch cổ tử cung có giá trị chẩn đoán cao.

Chẩn đoán lậu mạn tính: ít thấy vi khuẩn, nếu thấy có thì vi khuẩn thường nằm ngoài tế bào rất khó phân biệt với các vi khuẩn không gây bệnh khác; những trường hợp này cần thiết phải tiến hành nuôi cấy.

Nuôi cấy: lựa chọn môi trường thích hợp: Chocolate, Martin – Thayer có chất tăng  sinh và chất ức chế. Khí trường 3-10% CO2 , độ ẩm 70%, PH 7,3; nhiệt độ 35-37 0C. Sau khi nuôi cấy, tiến hành xác định vi khuẩn bằng các thử nghiệm: Oxydase, catalase, chuyển hóa đường.

3.2. Chẩn đoán gián tiếp

- Tìm kháng thể kháng lậu bằng kháng thể đơn hình gắn huỳnh quang.

- Kỹ thuật PCR.

- Tìm IgM bằng ELISA để chẩn đoán lậu ngoài đường sinh dục.

4. Phòng bệnh và điều trị

4.1. Phòng bệnh

Chủ yếu là giải quyết nạn mại dâm, tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng bệnh trong quan hệ tình dục do tiếp xúc bằng dung bao cao su khi quan hệ.

Ngoài ra, cần điều trị triệt để cho người bệnh nhất là phụ nữ mang thai để tránh lây bệnh sang trẻ sơ sinh.

4.2. Điều trị

Vi khuẩn Lậu đã bắt đầu kháng lại nhiều kháng sinh, do đó phải làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Trong trường hợp không làm được kháng sinh đồ có thể dùng các cephalosporin thích hợp. Cần chú ý điều trị triệt để tránh bệnh chuyển sang mạn tính rất khó chẩn đoán và điều trị.

Khi điều trị bệnh lậu cầu cần thiết phải điều trị cho cả vợ và chồng, hoặc người nam và cả bạn tình của họ vì bệnh lây qua đường tình dục.

Nguồn: Tài liệu Vi sinh Y học

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 10 2013 14:05

You are here Tin tức Y học thường thức Lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae)