• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tổng quan lọc máu liên tục

  • PDF.

Ths Bs Lê Văn Tuấn

Giải thích thuật ngữ:

Trị liệu thay thế thận (Renal Replacement Therapy – RRT): là thuật ngữ chung để chỉ các phương thức lọc máu ngoài cơ thể nhằm thay thế cho chức năng thận bị suy giảm.

Trị liệu thay thế thận liên tục (Continuous Renal Replacement Therapy – CRRT) là thuật ngữ chung để chỉ các phương thức lọc máu ngoài cơ thể nhằm thay thế cho chức năng thận bị suy giảm trong một thời gian liên tục kéo dài và áp dụng cho hoặc nhằm áp dụng cho 24 giờ mỗi ngày. Thuật ngữ CRRT hiện nay còn có lúc được dùng cho các phương thức lọc máu không phải thay thế thận nhưng theo nguyên lý của CRRT

crrt-jpg-hemodialysis

Lọc máu liên tục: thường dùng thay cho thuật ngữ CRRT.

Thẩm tách máu ngắt quãng (Intermittent Hemodialysis – IHD): còn gọi là thận nhân tạo, dùng để chỉ phương pháp lọc máu ngắt quãng, theo chu kỳ, cho các bệnh nhân bị suy thận mãn, giai đoạn cuối. Tuy nhiên, IHD cũng cho các bệnh nhân suy thận cấp

Thẩm tách máu hàng ngày hiệu quả thấp (Slow Low-Eficient Daily Dialysis – SLEDD): chính là kỹ thuật IHD nhưng với phương thức biến đổi: tốc độ dòng máu và tốc độ dòng thẩm tách chậm hơn nên tốc độ thanh thải các chất hòa tan kém hơn, bù lại thời gian một lần chạy dài hơn (8-12 giờ thay vì 3-4 giờ) và chạy hàng ngày. Thường dùng cho bệnh nhân ICU.

Lọc máu ngoài cơ thể: chỉ tát cả các phương pháp lọc máu bằng màng ngoài cơ thể, như IHD, CRRT, thay huyết tương, lọc máu hấp phụ, CPFA...

Lịch sử:

Những năm 1960: đã có ý tưởng về CRRT nhưng chưa tiến hành được do những khó khăn về kỹ thuật, giai đoạn này chủ yếu áp dụng kỹ thuật thẩm phân phúc mạc cho những bệnh nhân nặng bị suy thận vì IHD khó áp dụng cho những bệnh nhân này.

Những năm 1970: Henderson đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền tảng kỹ thuật siêu lọc máu và dùng cơ chế đối lưu (convection) để lấy bỏ chất hòa tan.

Năm 1977: Kramer và cộng sự lần đầu tiên mô tả kỹ thuật lọc máu động-tĩnh mạch liên tục (Continuous arterio-venous hemofiltration – CAVH). Một catheter được đặt vào động mạch đùi để lấy máu ra cho đi qua một quả lọc rồi đưa trở về tĩnh mạch. Nhừ độ chênh áp lực động-tĩnh mạch mà máu vận chuyển được trong hệ thống lọc và tạo được áp lực siêu lọc giúp lấy bỏ nước và các chất hòa tan. Kỹ thuật này ngay lập tức được chấp nhận rộng rãi trong ICU.

-  Ưu điểm của kỹ thuật: huyết động ổn định hơn IHD, kỹ thuật đơn giản, không cần bơm máu, lấy bỏ các chất chậm và liên tục hợp sinh lý hơn.

-  Nhược điểm: hiệu quả thấp so với IHD, áp lực siêu lọc thấp hơn so với bơm máu, nhiều biến chứng liên quan đến catheter động mạch, đòi hỏi phải theo dõi sát sao liên tục.

Năm 1979 kỹ thuật lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục (Continuous Veno-Venous Hemofiltration – CVVH) được áp dụng lần đầu tiên cho 1 ca suy thận cấp sau mổ tim ở Cologne, Đức. Thể tích dịch và chất hòa tan lấy ra có thể kiểm soát được.

Những năm 1980: một số cải tiến về kỹ thuật và phương thức lọc máu đã được áp dụng:

-  Nhiều thay đổi trong kỹ thuật CAVH

- Giới thiệu và phát triển kỹ thuật CVVH: dùng bơm để hút máu ra, dùng catheter 2 nòng đặt vào tĩnh mạch, phát triển các loại màng lọc có tính thấm co như màng polysulfone, polyacrylonitrine và polyamid với kích thước lỗ màng cho phép chất có trọng lượng phân tử từ 15.000-50.000 Dalton, dùng dung dịch bicarbonat, phát triển các kỹ thuật chống đông mới.

Năm 1982: kỹ thuật CAVH được FDA của Mỹ công nhận

1990-2000: phát triển những kỹ thuật mới, phương thức mới và áp dụng liều đủ cho CRRT

Từ năm 2000 đến nay: đưa ra khái niệm liệu pháp hỗ trợ đa tạng (MultiOrgan Support Therapy – MOST):

-  Người ta thấy bệnh nhân không chết vì suy đa cơ quan, tỉ lệ tử vong liên quan trực tiếp đến số lượng cơ quan suy hơn là STC. Mục tiêu điều trị đúng là phải hỗ trợ đa cơ quan (MOST). Điều trị không nên hướng riêng rẽ vào từng cơ quan, mà phải là điều trị mang tính tổng thể và hướng vào người bệnh

Vì những lý do trên, nhiều phươg pháp điều trị mới ra đời như là lọc máu thể tích cao (High-Volume HemoFitration – HVHF), lọc máu kết hợp với hấp phụ huyết tương (Coupled Plasma Filtration and Adsorption – CPFA), gan nhân tạo trong điều trị sốc nhiễm khuẩn và suy gan cấp; lọc máu hấp phụ than hoạt tính trong điều trị ngộ độc cấp, thay thế huyết tương, trao đổi khí bằng màng ngoài cơ thể ...

Nguồn: CRRT - Lọc máu liên tục, Khoa HSTC-CĐ BVND 115

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 11 2013 21:34

You are here Tin tức Y học thường thức Tổng quan lọc máu liên tục