Giá trị của chất chỉ điểm sinh học CA-125

Bs CKII Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

I. KHÁI NIỆM

CA-125 là kháng nguyên ung thư 125 (cancer antigen 125, carcinoma antigen hoặc carbohydrate antigen 125), cũng còn được gọi là mucin 16 hoặc MUC 16.
CA-125  là một glycoprotein giống mucin màng có khối lượng phân tử lớn hơn 200 kDa. CA-125 ở người được mã hóa bởi gen MUC16 - một thành viên của gia đình glycoprotein mucin [6]. CA125 được chứng minh là có vai trò trong sinh ung thư, trong sự phát triển và di căn của khối u với một vài cơ chế khác nhau. 

 ca

Trong mô bào thai, CA-125 được thể hiện ở biểu mô màng ối, khoang phôi và ống Muller. Ở mô trưởng thành CA-125 được thể hiện chủ yếu ở các tế bào trung mô và trên bề mặt của các tế bào biểu mô của ống dẫn trứng, các tế bào nội mạc tử cung và nội mạc cổ tử cung. CA-125 cũng được tìm thấy với số lượng nhỏ ở các biểu mô khác như biểu mô tuyến tụy, đại tràng, đường mật, dạ dày, tuyến mồ hôi và tuyến vú. CA-125 là điểm đánh dấu khối u được đề nghị cho sử dụng lâm sàng trong chẩn đoán và quản lý bệnh K BT [6].

Các phạm vi tham chiếu của CA-125 là 0-35 UI / ml (0-35 kU / L). Ngưỡng cut- off của CA-125 là 35UI/ml được xác định từ giá trị phân phối của 99% dân số bình thường. CA-125 giá trị có xu hướng giảm theo tuổi tác và thời kỳ tiền mãn kinh. mức độ cũng khác nhau tùy theo chủng tộc; nồng độ có xu hướng thấp hơn ở phụ nữ sau mãn kinh châu Á và châu Phi so với người Mỹ da trắng [1].

II. DIỄN GIẢI VỀ GIÁ TRỊ CỦA CA-125

Có 80% phụ nữ bị KBT có nguồn gốc biểu mô có tăng CA-125 tương ứng với các giai đoạn phát hiện lâm sàng (theo FIGO). Tuy nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu của CA-125 không cao nên CA- 125 không được khuyến khích là một xét nghiệm đơn độc để sàng lọc KBT hoặc trong chẩn đoán ban đầu của KBT. Mức độ CA - 125 có thể tăng trong bệnh lý ác tính và lành tính [4].

1. Các bệnh lý ác tính liên quan với mức độ CA-125 cao

2. Các bệnh lý lành tính kết hợp với mức độ CA-125 cao

Một giá trị CA- 125 cao phải được hiểu trong bối cảnh lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm bổ sung cần thiết.

3. Một số giá trị hữu ích của CA-125

3.1. Hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt bệnh lý khối u vùng chậu

Mức gia tăng nồng độ CA-125 được sử dụng để hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt bệnh lý lành tính và ác tính vùng chậu phối hợp với khám lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh,  đặc biệt hữu ích ở phụ nữ sau mãn kinh. CA-125 có thể được sử dụng để tính toán nguy cơ chỉ số khối u ác tính (MRI),  từ đó hình thành phác đố xử trí cho các khối u vùng chậu ở Vương quốc Anh [5].

3.2. Theo dõi đáp ứng điều trị

Giảm nồng độ CA-125 liên quan với đáp ứng điều trị, ngay cả khi không phát hiện bệnh với khám lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh. Trong bối cảnh này, CA-125 là thử nghiệm lâm sàng cần được làm nhiều lần để theo dõi.

Nhóm nghiên cứu ung thư phụ khoa  (GCIG) định nghĩa một đáp ứng điều trị là giảm ≤  50% CA-125 trong ít nhất 28 ngày. Các giá trị trước khi điều trị phải có ít nhất hai lần giới hạn trên của vùng tham chiếu và thực hiện 2 tuần trước khi điều trị, đánh giá lại vào  tuần 2 và 4 của điều trị và trong khoảng thời gian 2-3 tuần sau đó. Tuy nhiên, khối u tái phát có thể xảy ra khi mức CA-125 bình thường, và các số đo chỉ số huyết thanh không thay thế được chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng  bệnh nhân [6].

3.3. Phát hiện K BT tái phát

Mức tăng của CA-125 trong trường hợp không phát hiện lâm sàng hay X quang có thể là dấu chỉ điểm trước khi phát hiện tái phát lâm sàng khoảng 2-6 tháng.  Mặc dù tăng mức độ CA-125 có tương quan với khối u tái phát sau khi điều trị cơ bản, quản lý chẩn đoán tái phát bằng dấu ấn sinh học vẫn còn gây tranh cãi. Một nghiên cứu gần đây kết luận rằng CT cắt lớp toàn thân (PET / CT)  là hữu ích trong việc chẩn đoán tái phát ở những bệnh nhân với một CA-125 giá trị ít nhất là 17,6 U / mL [4].

Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia (NCCN) khuyến cáo về ưu và nhược điểm của việc giám sát mức độ CA-125 với các bệnh nhân của họ. Nếu nồng độ CA-125 tăng cần theo dõi sát bệnh nhân cho đến khi phát hiện các triệu chứng lâm sàng.Tăng mức CA-125 cũng tương quan với sự hiện diện của khối u trong một phãu thuật nhìn lại “ second- look” sau khi phẫu thuật và hóa trị. CA-125 > 35UI mL dự đoán phẫu thuật “ second look” với độ chính xác 95%.. Tuy nhiên, tỷ lệ âm tính giả cao, với khoảng 50% -60% trong một số nghiên cứu; vì vậy phẫu thuật nhìn lại không chỉ đánh giá dựa vào xét nghiệm CA-125 đơn độc[5].

3.4. Xác định tiên lượng

Tăng nồng độ CA-125 đã được chứng minh là yếu tố tiên lượng độc lập cho sự sống còn trong K BT. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có mức độ CA-125 trước phẫu thuật trên 65 kU / L có  nguy cơ 6,37 lần của tử vong so với mức thấp hơn 65 kU/ L( khả năng sống còn > 5 năm khác nhau có ý nghĩa thống kê). Nghiên cứu này cũng cho thấy nồng độ CA-125 trong thời gian hậu phẫu cũng là một yếu tố dự báo mạnh mẽ của sự sống còn [3].

3.5. Phát hiện sớm trong hội chứng di truyền

Hiện nay, không có dữ liệu ngẫu nhiên hỗ trợ tầm soát thường quy trong dân số chung cho bệnh K BT, và không khuyến cáo sử dụng CA-125 cho tầm soát thường quy. Tuy nhiên, một số đề nghị sử dụng CA-125 để phát hiện sớm ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người có khuynh hướng di truyền cho các hội chứng K BT di truyền. Các cá nhân với một đột biến có hại của gen BRCA1 hoặc BRCA2 có đủ điều kiện là có di truyền K vú và K BT (HBOCS). Trong những phụ nữ này, nguy cơ  phát triển K BT khoảng từ 11% đến 62%. NCCN khuyên nên xem xét đồng thời siêu âm qua ngã âm đạo (TVUS) và xét nghiệm CA-125  mỗi 6 tháng bắt đầu từ tuổi 30 hoặc thậm chí 5-10 năm trước tuổi sớm nhất được chẩn đoán đầu tiên của K BT trong gia đình. Viện Y tế Quốc gia (NIH) cũng đồng thuận cũng khuyến cáo hàng năm nên xét nghiệm CA-125 máu, khám phụ khoa và TVUS ở phụ nữ với HBCOS có thể phát hiện khoảng 40% phát triển KBT. Cuối cùng, NCCN cũng công nhận rằng phối hợp CA-125 và TVUS cũng có thể hữu ích trong việc phát hiện sớm ở những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng không polyp có tính di truyền hoặc hội chứng Lynch [5, 6].

III. KẾT LUẬN

- CA-125 tăng cao ở các bệnh lý khối u vùng chậu đặc biệt là KBT, tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu không cao nên không được xem như một xét nghiệm đơn độc trong chẩn đoán KBT. . Kết quả sơ bộ cho thấy rằng tầm soát đa phương thức có hiệu quả hơn trong việc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm [1].

- CA-125 có thể hữu ích trong việc gợi ý bệnh lý ác tính đối với các phụ nữ mãn kinh trong trường hợp có khối u vùng chậu kèm với tăng nồng độ CA-125.

- Có thể sử dụng CA-125 để phát hiện sớm K BT ở những người có tiền sử gia đình liên quan đến yếu tố di truyền, đặc biệt có liên quan đến gen BRCA1 hoặc BRCA2.

- Mức độ CA-125 tăng ở khoảng 80% số phụ nữ bị ung thư buồng trứng và tăng tỷ lệ với tiến trình của bệnh, với kích thước khối u, giảm về bình thường sau phẫu thuật, tăng trở lại nếu tái phát; mức độ CA125 càng cao, tiên lượng càng xấu [3].

- Mức độ CA-125 cũng có thể tăng ở một số các ung thư khác, ở một số bệnh lành tính và ở một số trạng thái sinh lý, vì vậy, việc chẩn đoán phân biệt với các tình trạng này là cần thiết.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Gentry George T King, MD; Chief Editor: Eric B Staros, MD  more...CA 125. Updated: Oct 30, Johari-Ahar M, Rashidi MR, Barar J, Aghaie M, Mohammadnejad D, Ramazani A, et al. An ultra-sensitive impedimetric immunosensor for detection of the serum oncomarker CA-125 in ovarian cancer patients. Nanoscale. 2015 Feb 28. 7 (8):3768-79. [Medline].
  2. Macuks R, Baidekalna I, Donina S. Comparison of different ovarian cancer detection algorithms. Eur J Gynaecol Oncol. 2011. 32(4):408-10. [Medline].
  3. Memar B, Aledavood A, Shahidsales S, Ahadi M, Farzadnia M, Raziee HR, et al. The Prognostic Role of Tumor Marker CA-125 in B-Cell non-Hodgkin's Lymphoma. Iran J Cancer Prev. 2015 Jan-Feb. 8 (1):42-6. [Medline].
  4. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) Clinical Practice Guidelines in Oncology. Ovarian Cancer. Version 3.2012 (Accessed September 6, 2012).
  5. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) Clinical Practice Guidelines in Oncology. Genetic/Familial High Risk Assessment: Breast and Ovarian. Version 1.2012 (Accessed September 6, 2012).
  6. Suh KS, Park SW, Castro A, et al. Ovarian cancer biomarkers for molecular biosensors and translational medicine. Expert Rev Mol Diagn 2010 Nov; 10 (8): 1069-1083.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 11 Tháng 2 2017 19:50