Tai biến mạch máu não, kế hoạch chăm sóc

CN Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp cứu

Tai biến mạch máu não là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, cho tới nay vẫn là vấn đề thời sự và cấp bách của y học, có thể gây chết người nhanh chóng, hoặc để lại tàn phế là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tai biến mạch máu não xảy ra đa phần do sự hiểu biết không đầy đủ về căn bệnh này và khi đã xảy ra việc điều trị sẽ cực kỳ tốn kém. Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể về phương diện chẩn đoán, điều trị nội khoa hay ngoại khoa, nhưng tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não vẫn khá cao ở những nước tiên tiến và rất cao ở Việt Nam. Chính vì vậy việc chăm sóc, đề phòng tai biến mạch máu não là một biện pháp chủ đạo như kết luận của Tổ chức Y Tế Thế Giới: Tai biến mạch máu não có khả năng dự phòng hiệu quả.

 taibi

Trên cơ sở đó việc chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não là rất cần thiết và quan trọng. Do bệnh tật mà hàng loạt các nhu cầu của người bệnh không được thoả mãn. Người điều dưỡng phải đón trước và đáp ứng được các nhu cầu của  người bệnh nghĩa là phải xác định tình trạng người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người bệnh, ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẫn, phục hồi chức năng, do đó việc nâng cao chất lượng điều trị người bệnh phải gắn liền với vai trò, vị trí và chức năng của người điều dưỡng.

Tai biến mạch máu não xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhiều hơn ở mùa rét và những tháng chuyển mùa hay vào những ngày thay đổi khí hậu đột ngột, nhiệt độ càng thấp thì tai biến mạch máu não càng tăng, áp suất khí quyển càng tăng thì tai biến mạch máu não càng nhiều. Sự phối hợp giữa nhiệt độ không khí và áp suất khí quyển có tác dụng rõ rệt đến tai biến mạch máu não nhưng ảnh hưởng của áp suất khí quyển mạnh hơn của nhiệt độ không khí. Theo J.Y Goas năm 1990, tại Pháp, thấy tai biến mạch máu não có đỉnh cao vào tháng 2 và tháng 4 tại trường Đại học Ferrara Y, R. Manfredini và cộng sự năm 1990 cũng thấy tai biến mạch máu não xãy ra nhiều vào tháng 2 và tháng 3.

Bệnh tật là một sự cố không ai mong muốn, vì vậy khi mắc bệnh ai cũng thấy lo lắng, múc độ lo lắng phụ thuộc vào tính chất của bệnh nặng hay nhẹ và diễn biến tâm lý của người bệnh sự quan tâm của thầy thuốc và điều dưỡng nhiều hay ít, vì thế đứng trước người bệnh điều dưỡng phải  khai thác nhận định từng giai đoạn của người bệnh giúp cho điều dưỡng có được kế hoạch chăm sóc.

1.1. Nhận định tình hình:

1.1.1. Đánh giá bằng cách hỏi bệnh:

1.1.2. Đánh giá bằng quan sát:

1.1.3. Đánh giá qua thăm khám:

1.1.4. Thu thập thông tin:

1.2. Lập kế hoạch chăm sóc

Qua quá trình khai thác trên giúp cho người điều dưỡng  có được kế hoạch chăm sóc. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của người bệnh. Từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể đề xuất vấn đề ưu tiên,vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tùy từng trường hợp cụ thể.

1.2.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Phát hiện dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời.

1.2.2. Thực hiện các y lệnh của bác sĩ

1.2.3. Vệ sinh thân thể và  chăm sóc các hệ thống cơ quan, đề phòng nhiễm khuẩn.

1.2.4. Phòng chống lóet.

1.2.5. Nuôi dưỡng.

1.2.6. Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.

1.2.7. Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập

1.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

1.3.1. Thực hiện chăm sóc cơ bản:

1.3.2. Thực hiện các y lệnh của bác sỹ:

1.3.3. Vệ sinh thân thể và các hệ thống cơ quan:

1.3.4. Phòng chống lóet:

1.3.5. Nuôi dưỡng:

*  Nước: Luợng nước đư vào người bệnh hằng ngày gồm:

* Ăn: Cho người bệnh ăn nhiều bữa trong ngày, phòng chống nôn, ăn nhạt nếu có tăng huyết áp.

1.3.6. Phục hồi chức năng hạn chế di chứng:

1.4. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

1.5. Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn chăm sóc và tập luyện

 - Người bệnh bị tai biến mạch máu não sẽ để lại di chứng nhẹ hoặc nặng, thời gian hồi phục lâu, chăm sóc lâu dài tốn nhiều công sức cho nên cần:


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 20 Tháng 1 2017 12:13