• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Những điều cần biết về sơ cứu vết thương phần mềm

  • PDF.

Bs Phạm Phú Tuấn - Khoa Cấp cứu

Vết thương phần mềm là một trong những tổn thương cho cơ thể là do tai nạn thường gặp trong quá trình lao động, thiên tai, trong sinh hoạt hằng ngày và đặt biệt gặp nhiều trong tai nạn giao thông hiện nay. Việc xử trí sơ cứu vết thương phần mềm đúng cách nói riêng và những tổn thương kèm theo kip thời nói chung là làm giảm nhẹ đi các nguy cơ biến chứng sau này do vậy việc cần biết về sơ cứu vết thương đúng phương pháp là rất quang trọng hạn chế những thương tổn do chấn thương gây ra.

Đánh giá mức độ tổn thương của vết thương phần mềm là mức độ tổn thương của da, mô mềm mô liên kết dưới da, cân và cơ.

vtpm1

Nguyên tắc xử lý vết thương phần mềm khá đơn giản nhưng nếu người thầy thuốc, bệnh nhân lại làm sai phương pháp khiến vết thương trầm trọng hơn, thậm chí làm vết thương để lại di chứng xấu về sau. Để giúp quá trình điều trị được thuận lợi, vết thương hồi phục nhanh, cần biết những nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương phần mềm phải đúng phương pháp như sau:

Khi bị thương, việc đầu tiên là dừng ngay mọi hoạt động, tránh vận động để vết thương nặng hơn, với vết thương chảy máu, việc vận động làm vết thương chảy nhiều máu hơn.

Cầm máu vết thương: bằng cách dùng miếng gạc sạch, nếu tại đó không có thì có thể lấy khăn sạch chặn lên vết thương, băng ép vết thương. Nếu vết thương vẫn chảy máu thì nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được cầm máu vết thương đúng cách, tránh để mất máu quá nhiều gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Sơ cứu vết thương phần mềm nhỏ: với vết thương nhỏ (xước, nông, không ảnh hưởng gân, mạch máu), sau khi vết thương cầm máu nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, rửa hết những phần bụi bẩn bám vào vết thương sau đó băng vết thương hoặc để vết thương thông thoáng tới cơ sở y tế để được xử lý đúng.

Với vết thương lớn, sâu: rửa sạch vết thương, khi rửa vết thương cần quan sát xem mức độ nghiêm trọng của vết thương, nếu vết thương nghiêm trọng (sâu, đứt gân, mạch máu, quá sâu...) nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để vết thương được xử lý đúng.

Lấy dị vật ra khỏi vết thương: Chú ý cần lấy nhẹ nhàng bằng nhíp hay dụng cụ sạch, tránh làm vết thương nặng hơn, nếu dị vật khó lấy, hoặc nhiều dị vật thì không nên cố gắng lấy, những dị vật găm sâu vào vết thương không được cố tình lấy, vì khi cố tình lấy dị vật sẽ làm tổn thương thêm tổ chức đặc biệt là các mạch máu và thần kinh mà nên tới cơ sở y tế để được xử lý đúng.

Băng bó vết thương: Có tác dụng hút các chất dịch tiết ra từ vết thương để các chất dịch này không lan tràn vào tổ chức lành, bảo vệ vết thương chống nhiễm trùng, chống nhiễm bẩn vào vết thương, đồng thời phần nào cố định vết thương. Cần chú ý những chấn thương phối hợp kèm theo đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để được xử lý đúng

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 23 Tháng 9 2016 05:37

You are here Tin tức Y học thường thức Những điều cần biết về sơ cứu vết thương phần mềm