Sự cố y khoa - các giải pháp phòng ngừa

CN Trần Thị Tuyết - Khoa Cấp cứu

Sự cố y khoa- Những rủi ro không mong muốn

Môi trường y tế là một môi trường nguy cơ cao, nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ khâu chẩn đoán cho đến điều trị, có thể khẳng định rằng ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Hơn thế nữa tại các cơ sở y tế là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát.

sucoy1

Khi sự cố không mong muốn xảy ra cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc, đôi khi là tính mạng. Đối với thầy thuốc phải đền bù, ray rứt lương tâm hoặc phải hầu tòa…Mặc dù người bệnh rất khó chấp nhận những sai sót xảy ra, song sự cố rủi ro trong y khoa là không thể loại bỏ hoàn toàn. Theo một số nghiên cứu ở các nước mà nền y học rất phát triển thì tỷ lệ tai biến y khoa chiếm khoảng 0,4-16%. Vì vậy một số câu hỏi được đặt ra cho chúng ta những người đang công tác trong lĩnh vực y tế: Làm sao để sự cố rủi ro ít xảy ra nhất có thể? Làm sao để các sự cố đã xảy ra sẽ được ngăn chặn để tránh sự lặp lại? Làm sao để các nguy cơ tiềm ẩn các sự cố và rủi ro sẽ không xảy đến?

Qua bài viết này tôi muốn chia sẻ các giải pháp phòng ngừa sự cố y khoa và sai sót chuyên môn của thạc sĩ Phạm Đức Mục – Phó chủ tịch hội Điều dưỡng Việt Nam. Đây là tài liệu theo tôi thấy khi thực hiện đúng thì các sai sót, sự cố rủi ro trong ngành sẽ không thể xảy ra:

Các giải pháp phòng ngừa:

1. Xác định chính xác người bệnh

Để điều trị an toàn cho một bệnh nhân, người thực hiện phải biết chính xác người bệnh là ai. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mà sự nhầm lẫn vẫn đang xảy ra, xác định một bệnh nhân chỉ mất một phút nhưng có thể cứu cả một mạng người

Nguyên tắc: Sử dụng ít nhất hai công cụ để nhận dạng người bệnh (nhưng cả hai đều không phải là số phòng và số giường của người bệnh)

Áp dụng:

2. Cải thiện thông tin giữa các nhân viên y tế:

Nguyên tắc 1: Phải làm rõ y lệnh miệng hoặc thông báo kết quả xét nghiệm bằng cách yêu cầu người nhận (đọc lại) đầy đủ y lệnh hoặc kết quả xét nghiệm

Áp dụng:

Nguyên tắc 2: Chuẩn hóa danh mục các từ rút gọn, từ viết tắt.

Áp dụng:

Nguyên tắc 3: Kết quả xét nghiệm phải được tiếp nhận và báo cáo kịp thời bởi nhân viên y tế phù hợp, khoa xét nghiệm phải hồi kết quả xét nghiệm đảm bảo đúng giờ quy định và nhân viên tiếp nhận báo cáo kịp thời cho người có trách nhiệm.

Áp dụng:

3. Đảm bảo an toàn trong dùng thuốc

Nguyên tắc: Hằng năm cơ sở y tế phải rà soát danh mục các loại thuốc trông giống nhau hoặc nghe giống nhau và có các động thái ngăn ngừa sai sót dùng nhầm thuốc.

sucoy2 

Áp dụng:

4. Xóa bỏ phẫu thuật sai vị trí, sai bệnh nhân và sai phương pháp:

Khuyến cáo về việc ngăn ngừa phẫu thuật sai vị trí, sai phương pháp, sai người bệnh dựa trên sự đồng thuận của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực chuyên môn có liên quan và nó được ủng hộ bởi hơn 50 tổ chức và hội đoàn nghề nghiệp thuộc ngành y trên toàn cầu.

Nguyên tắc 1: Cơ sở y tế phải triển khai các chính sách, quy định nhằm hạn chế việc phẫu thuật sai vị trí, sai phương pháp, sai người bệnh phải được ngăn ngừa

Áp dụng:

Nguyên tắc 2: Thực hiện quy trình xác định chính xác người bệnh trước phẫu thuật

Nguyên tắc 3: Đánh dấu vị trí phẫu thuật để xác định rõ ràng vị trí cần rạch và cấy ghép.

Áp dụng:

Đối với việc phẫu thuật cột sống thực hiện quy trình đánh dấu hai gia đoạn như sau:

Nếu thao tác liên quan đến X quang, kiểm tra xem phim có trong phòng hay chưa, có được dán nhãn chính xác không, và được đặt đúng chỗ chưa, kiểm tra xem tên của người bệnh có giống với tên trên bìa kẹp hồ sơ không.

Nếu có một vị trí hoặc vết xước rõ ràng ở vị trí định phẫu thuật, không cần phải đánh dấu. Tuy nhiên, nếu có nhiều vết thương hoặc vết xước và chỉ có vài vị trí sẽ được phẫu thuật, cần đánh dấu các vị trí này.

5. Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế

Nguyên tắc 1: Tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh tay của bộ y tế

Áp dụng:

Nguyên tắc 2: Tuân thủ các phòng ngừa cách ly trong các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và NVYT.

Áp dụng:

Nguyên tắc 3: Tuân thủ các quy định về vô khuẩn khi làm thủ thuật xâm lấn

Áp dụng:

Nguyên tắc 4: Tuân thủ các quy định về quy trình xử lý dụng cụ y tế để dùng lại.

Áp dụng:

6. Giảm nguy cơ gây tổn thương cho người bệnh:

Các tai nạn do té ngã đứng thứ hạng cao trong danh mục sự cố, chiếm khoảng 4,6%

Nguyên tắc: Đánh giá định kì nguy cơ làm cho người bệnh bị ngã, bao gồm nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến tình trạng bệnh, sử dụng thuốc, phương pháp điều trị của người bệnh và có các hành động can thiệp hiệu quả bất cứ nguy cơ nào khi đã được nhận diện.

Áp dụng:

sucoy3

Tóm lại: Sự cố y khoa là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh do những đặc thù của ngành y tế. Sự cố y khoa sẽ được kiểm soát tốt khi mỗi chúng ta phải nhận thức được vấn đề và chuyển đổi từ nhận thức đó sang hành động của từng nhân viên y tế. Bản thân suy nghĩ là phải chấp hành tốt các quy định của ngành, thực hiện đúng các quy trình kĩ thuật khi làm thủ thuật với tinh thần và trách nhiệm cao, để lương tâm không cảm thấy cắn rứt vì sai sót chuyên môn xảy ra là do mình. Hãy vì sự an toàn của người bệnh bằng ưu tiên số một. Hãy làm việc với “lương tâm, trách nhiệm sẽ hạn chế tối đa các sai sót chuyên môn”.

Tài liệu tham khảo:

  1. Các giải pháp phòng ngừa sự cố y khoa và sai sót trong chuyên môn của thạc sĩ Phạm Đức Mục – Phó chủ tịch hội Điều dưỡng Việt Nam.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 7 2016 18:03