• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sơ cứu, xử trí khi bị bỏng nước sôi, bỏng lửa tại nhà

  • PDF.

ĐD Cao Thị Kim Huệ - Khoa Cấp Cứu

Bỏng là tai nạn rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày chỉ cần một sơ suất nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, điện, do hơi nóng, hóa chất...Trong tất cả các nguyên nhân gây ra bỏng thì bỏng do lửa, nước sôi là nguyên nhân hàng đầu và thường gặp nhất. Hầu hết các trường hợp bị bỏng  đưa đến cấp cứu đều không được xử trí đúng cách. Các vết bỏng được người nhà bôi rất nhiều thứ như: lá cây, thuốc đánh răng, xát muối, thậm chí cả nước mắm...

bongg1

Những điều này làm khó khăn cho việc điều trị, chăm sóc vết bỏng và có thể gây nhiễm khuẩn thêm. Do đó, để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng do bỏng gây ra thì việc sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng. Tùy từng tác nhân gây bỏng mà ta có cách sơ cứu, xử lý vết bỏng khác nhau để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi mà các bạn cần nắm rõ.

1. Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi.

  • Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.
  • Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

2. Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa

  • Đầu tiên nên dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải bọc kín … để dập tắt lửa cháy.
  • Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm ỉ.
  • Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm  sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.
  • Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

bongg2

* Lưu ý khi bị bỏng

  • Rất nhiều người cho rằng khi bị bỏng thì nhanh chóng bôi kem đánh răng vào vết bỏng để làm dịu và trị bỏng nhưng đó là suy nghĩ sai lầm, tuyệt đối không được bôi bất cứ thứ gì vào vết bỏng như muối, mỡ trăn, kem đánh răng … điều này sẽ khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, dễ bị viêm nhiễm nặng hơn.
  • Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiết vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng thì bị lạnh đột ngột tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.
  • Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.
  • Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề.

Trên đây là các hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi mà mọi người nên biết để có thể tự bảo vệ cho bản thân và mọi người xung quanh, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do bỏng gây ra như nhiễm trùng, sưng viêm ... Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo:

  1. Y học chuyên đề - Sơ cấp cứu của GS-TSKH Lê Thế Trung. Chủ tịch Hội Bỏng Việt Nam. 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 26 Tháng 7 2016 17:51

You are here Tin tức Y học thường thức Sơ cứu, xử trí khi bị bỏng nước sôi, bỏng lửa tại nhà