• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Qui trình kỹ thuật thay huyết tương

  • PDF.

Bs Trần Vũ Kiệt - Khoa ICU

I. ĐẠI CƯƠNG:

Liệu pháp thay thế huyết tương (TPE: Therapeutic Plasma Exchange) là lấy ra một lượng lớn huyết tương (thường thay là 1-1,5 lần thể tích huyết tương của bênh nhân) và sau đó thay vào một lượng dịch thích hợp cùng thể tích. Các tế bào máu được tách ra khỏi huyết tương sẽ được đưa trở lại cùng với dịch thay thế vào cơ thể đẻ duy trì thể tích nội mạch. Dịch thay thế cho huyết tương của bênh nhân có thể là albumin 4%- 5%, huyết tương tươi đông lạnh (FFP).

II. CHỈ ĐỊNH:

  • Hội chứng Guilain- Barre
  • Nhược cơ.
  • Suy gan cấp có bilirubin tăng cao.
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm tụy cấp có tăng triglyceride  máu
  • Ngộ độc cấp hoặc quá liều thuốc.

tpe1

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không có chống chỉ định, thận trọng trong một số trường hợp như:

  • Dị ứng với dịch thay thế sắp đua vào như albumin, FFP.
  • Đang tụt huyết áp phải nâng huyết áp về giá trị bình thường.
  • Đang có rối loạn đông cầm máu, tiểu cầu giảm cần phải truyền yếu tố đông máu và tiểu cầu.

IV. CHUẨN BỊ:

1. Dụng cụ:

huyettuon1 

 2. Bệnh nhân:

- Giải thích cho gia đình cần làm thủ thuật lợi ích, biến chứng.

- Nằm đầu cao 30 độ nếu không có chống chỉ định, lắp monitor theo dõi sinh hiệu.

- Chuẩn bị các thiết bị thuốc cấp cứu.

- Có thể tiêm menison, hydrocortisol nếu nghi dị ứng

- Đặt catheter 2 nòng hay 3 nòng TM bẹn chuẩn bị lọc máu.

- Đảm bảo hô hấp và huyết động trước lọc.

- Chuẩn bị dich thay thế trước lọc:

        * Số lượng huyết tương dùng để thay thế thường thay 1 – 1,5 lần thể tích huyết tương của bệnh nhân:

        V (Huyết tương) = 0,07 x cân nặng x (1 – Hct)

Loại dịch thay thế:

  • Huyết tương tươi đông lạnh (HTTĐL).
  • Albumin 4% - 5% chú ý đối với albumin 20% thì phải pha với dung dịch natricloride 0,9% để được albumin 4%.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

  • Bước 1. Kiểm tra hồ sơ xem lại chỉ định và chống chỉ định.
  • Bước 2. Kiểm tra người bệnh.
  • Bước 3. Đặt catheter TM bẹn thường là bẹn đùi phải.
  • Bước 4. Priming máy lọc
  • Bước 5. Nối catheter lọc máu với máy lọc.
  • Bước 6. Cài đặt các thông số máy lọc.

VI.THEO DÕI:

1.Tình trạng bệnh nhân:

1.1. Lâm sàng: Các dấu hiệu sinh tồn, vị trí đặt catheter, tình trạng của chi được đặt catheter, các dấu hiệu xuất huyết…

1.2. Cận lâm sàng: - Glucose máu mao mạch mỗi 2h

                                - XN: Ion đồ, đông máu, khí máu động mạch.

                                - Công thức máu 12h/lần.

2. Các thông số máy lọc.

3. Các biến chứng và xử trí:

  • Chảy máu.
  • Tụt huyết áp.
  • Ngộ độc citrate.
  • Phản ứng dị ứng.

VII. ÁP DỤNG TPE TRONG MỘT SỐ BỆNH:

1. Hội chứng Guillain Barre:

Tốt nhất là thay huyết tương trong 24h và cũng có lợi ích khi tiến hành TPE trong 4 tuần.

Số lần làm TPE:

  • Thể nhẹ: Làm TPE 2 lần.
  • Thể trung bình: Làm TPE 4 lần.
  • Thể năng : Làm TPE 5 – 6 lần.

Dịch thay thế khuyến cáo là albumin 5%. Nhưng thay 3 lần albumin thì nên thay 1 lần huyết tương tươi đông lạnh hoặc huyết tương tươi đông lạnh khi có rối loạn đông máu nặng.

Sau các lần trên có thể  làm thêm 2 – 3 lần/ tuần.

2. Nhược cơ:

  • Phải thay huyết tương trước khi chuẩn bị phẩu thuật cắt tuyến ức.
  • Có những cơn nhược cơ bùng phát sau phẩu thuật cắt tuyến ức.
  • Nhược cơ năng cấp tính.
  • Cách làm: Đợt bùng phát có thể làm 5 – 6 lần cách ngày.Phải đồng thời dùng ức chế miễn dịch.

3. Suy gan cấp và TPE:

Chỉ định:     

  • Viêm gan tiến triển nhanh.
  • Rối loạn đông máu nặng suy gan cấp.
  • Hội chứng gan thận.
  • Suy gan sau phẩu thuật.
  • Bilirubin > 8mg/dl nếu là suy gan cấp và > 15mg/dl nếu là đợt cấp suy gan mạn.
  • Cách làm: Thay 1 – 1,5 lần thể tích huyết tương của bệnh nhân, dịch thay thế huyết tương tươi đông lạnh, làm hằng ngày mỗi ngày 01 lần TPE và theo dõi tình trạng rối loạn đông cầm máu.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 4 2016 18:23

You are here Tin tức Y học thường thức Qui trình kỹ thuật thay huyết tương