• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Điều dưỡng với vết thương phần mềm

  • PDF.

ĐD Nguyễn Thị Lệ Thuận - Khoa Ngoại CT

I. Định nghĩa

Để biết vết thương phần mềm ta cần nắm định nghĩa vết thương. Vết thương là có sự gián đoạn của tổ chức liên kết một khoảng lớn hay nhỏ. Có nhiều cách phân loại vết thương. Vết thương phần mềm là cách phân loại theo cấu trúc tổ chức cơ thể (vết thương phần mềm, vét thương ở xương, vết thương thần kinh, mạch máu). Trong bài này chỉ trình bày với các đồng nghiệp điều dưỡng về vết thương phần mềm. Vết thương phần mềm là vết thương làm tổn thương cấu trúc của da, tổ chức dưới da, cân, cơ. Vết thương phần mềm rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc điểm này rất quan trọng, khiến người điều dưỡng cần phải lưu ý khi sơ cứu và chăm sóc vết thương.

thaybang1

II. Phân loại

1. Phân loại theo tính chất

  • Vết thương chọc thủng: do vật sắc nhọn gây ra như đinh, lưỡi lê, dao đâm. Tính chất vết thương: bờ gọn ít nham nhở, ít khi có máu tụ, có thể tổn thương ở sâu.
  • Vết thương bị cắt đứt: thường do vật sắc gây ra ví dụ dao, kính, gươm. Tính chất vết thương: bờ gọn phẳng có thể tổn thương mạch máu thần kinh.
  • Vết thương dập nát: thường do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, mảnh bom đạn... tính chất vết thương bờ nham nhở, da cơ dập nát, mất tính chất đàn hồi trên một diện rộng, thường có nhiều dị vật.
  •  Vết thương do súc vật cắn: thường dễ bị nhiễm khuẩn- nhiễm độc.

2. Phân loại theo hoàn cảnh

  • Vết thương thời bình: gặp nhiều trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong tai nạn giao thông.
  • Vết thương thời chiến: gặp do mảnh bom, đạn. Có hai loại:
  • Vết thương xuyên: vết thương có lỗ vào và lỗ ra, giữa hai lỗ là đường hầm, trong đó có nhiều tổ chức bị phá huỷ lẫn máu và dị vật đưa vào. Lỗ vào thường nhỏ và lỗ ra toác rộng.
  • Vết thương chột: là những vết thương có lỗ vào không có lỗ ra, dị vật nếu có sẽ còn lại trong cơ thể, có khả năng gây nhiễm khuẩn nặng.

III. Triệu chứng

1. Toàn thân

  • Người bệnh có thể có hội chứng shock: gặp trong vết thương phần mềm có tổn thương phối hợp với tổn thương mạch máu, nhiều vết thương phần mềm, vết thương phần mềm ở vùng mặt, vùng đầu.
  • Người bệnh hoảng hốt, vật vã, kích thích hoặc thờ ơ với ngoại cảnh.
  • Da, niêm mạc nhợt nhạt, vã mồ hôi, đầu chi lạnh.
  • Mạch nhanh, huyết áp hạ.
  • Xét nghiệm hồng cầu: số lượng hồng cầu giảm.
  • Có thể nhiễm trùng- nhiễm độc thường gặp ở những vết thương phần mềm đến muộn, rộng, có nhiều ngõ ngách, bẩn không được sơ cứu và điều trị kịp thời gây nên nhiễm trùng vết thương.
  • Người bệnh mệt mỏi, thờ ơ với ngoại cảnh.
  • Vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn.
  • Sốt cao.
  • Thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng.

2. Tại chỗ

  • Miệng vết thương có thể chảy máu hoặc có máu cục bít lại. Miệng vết thương có thể nhẵn gọn, có thể nham nhở, giập nát toác rộng để lộ cân cơ ở dưới hoặc thiếu khuyết da, cơ.
  • Có thể là vết thương xuyên: có lỗ vào và lỗ ra hoặc là vết thương chột chỉ có lỗ vào.
  • Vết thương có thể sạch, bẩn hoặc nhiều dị vật.
  • Vết thương có thể nhiễm trùng: biểu hiện tại vết thương có dịch hôi, có mủ. Trong trường hơp bị nhiễm khuẩn yếm khí thì dịch vết thương có màu đen đục và rất thối
  • Ngoài ra có thể tổn thương mạch máu, thần kinh, gân cơ.

IV. Tiến triển và biến chứng

1. Sự lành vết thương

a. Liền vết thương kỳ đầu

Khi vết thương gọn sạch, được xử trí sớm và đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật, được khâu kín kỳ đầu, hai bờ miệng vết thương áp sát vào nhau, không bị viêm nhiễm, không có hoại tử tổ chức. Chất tơ huyết đọng ở 2 mép vết thương có tác dụng như keo: kết dính. Các mô bào, nguyên bào sợi, bạch cầu tập trung lấp đầy khe giữa 2 mép vết thương và mô hạt được hình thành.

Quá trình tổng hợp chất collagen do nguyên bào sợi được tiến hành từ ngày thứ hai sau khi bị thương, đạt cao điểm ở ngày thứ năm, thứ bảy sau khi bị thương.
Quá trình mô hoá ở lớp biểu bì hoặc ở lớp niêm mạc hoàn thành trong 6 đến 8 ngày, như vậy vết thương liền ngay ở kỳ đầu. Mức độ liền chắc của 2 mép và vết thương cũng đạt kết quả cao ở ngày thứ 5, thứ 7.

b. Liền vết thương kỳ hai

Khi vết thương tổn thương nhiều tổ chức, hai bờ miệng vết thương cách xa nhau, bị nhiễm khuẩn thì quá trình liền vết thương sẽ diễn biến dài hơn, nếu thể tích thương tổn lớn thì cơ thể phải huy động các nguồn dự trữ đến để bảo vệ và tái tạo vết thương. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn sinh học.

Giai đoạn viêm (Giai đoạn tự tiêu, giai đoạn dị hoá)

Giai đoạn viêm diễn ra trong 5 ngày đầu với các triệu chứng được nhà danh y cổ đại Celsus (25 trước CN-45 sau CN) mô tả: "đỏ, nóng, sưng, đau". Về sinh bệnh học thể hiện bằng: rối loạn cục bộ tuần hoàn máu do các kích thích gây ra từ vết thương. Vài giờ sau khi bị thương có sự thâm nhập các bạch cầu đa nhân, các đại thực bào (bạch cầu đơn nhân và các tế bào thuộc hệ thống lưới nội mô). Chúng tiết ra các men phân hủy các tế bào bị thương tổn thành các phân tử lớn rồi tiêu hoá chúng. Các đại thực bào bài tiết chất lactat và các yếu tố điều chỉnh sự tăng sinh và khả năng tổng hợp của các nguyên bào sợi, các nguyên bào sợi di chuyển tới từ 1 đến 3 ngày sau khi bị thương, sự phân chia nguyên bào sợi từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 sau khi bị thương.

Trong giai đoạn viêm có sự tăng sản chất mucopolysaccarit do các nguyên bào sợi tiết ra tại vết thương. Khi có các tế bào viêm xâm nhập. Lượng hexosamin toàn phần tăng cao và các biểu hiện dương tính dị sắc (merachromasia) từ ngày thứ 1 và đạt đỉnh cao ở ngày thứ 5, thứ 6 sau khi bị thương. Khi mà các sợi collagen bắt đầu hình thành và thể hiện rõ về hoá tổ chức. 

 Trong giai đoạn viêm này các tế bào bị thương tổn tiết ra những chất sinh học: leukotoxin (làm tăng tính thấm thành mạch, làm bạch cầu chuyển động qua thành mạch), necrosin (men tiêu các mô hoại tử), các yếu tố kích đông bạch cầu… Các tế bào chuyên biệt còn tiết ra fibronectin có ảnh hưởng đến cơ chế kháng tại chỗ của vết thương đối với các tế bào bị tiêu hủy và các chất ngoại lai. Có sự tăng nồng độ histamin do các tế bào bón và các tế bào ái kiềm tiết ra.

Trong giai đoạn này, môi trường vết thương toan hoá, pH: 5,4 - 7. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 xuất hiện hiện tượng tân tạo mạch máu.

Giai đoạn tăng sinh (Giai đoạn đồng hoá, giai đoạn collagen):

Bắt đầu từ ngày thứ 6 đến khi vết thương liền khỏi hoàn toàn.

Về mặt sinh học: các mầm mao mạch được mọc lên thành các quai mao mạch có nội mạc tương đối dày, phát triển mọc thẳng lên và song song với nhau từ các tế bào liên kết trẻ, đa số là nguyên mô bào và mô bào (histioblast, histiocyt) rồi đến các bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, các tương bào, các nguyên bào sợi. Giữa các tế bào liên kết và các quai mao mạch có các sợi keo và các chất căn bản (dịch quánh gồm nước 80 - 90%, chất đạm 7 - 15%, chất mucopolysaccarit 3%).

Mô hạt: gồm các tế bào liên kết non mới được phân chia, các tơ, sợi liên kết và chất cơ bản (có chứa nhiều glucoaminoglycan).

Các thành phần của mô liên kết đều có nhiệm vụ sinh học trong việc tái tạo tổ chức, tỷ lệ tăng sinh các đại thực bào và nguyên bào sợi là sự phản ánh của sức đề kháng và khả năng tái tạo thuận lợi của vết thương. Việc ngừng tăng sinh của nguyên bào sợi là do mật độ của chúng ở trong vết thương quyết định; mật độ của chúng cao nhất ở tuần lễ thứ tư.

Các nguyên bào sợi có chức năng tổng hợp các phần tử tạo keo protocollagen và tiết chúng vào chất căn bản của mô liên kết. Các tơ collagen được tạo thành do quá trình trùng hợp các phân tử protocollagen, lúc đầu được phân bố thành một lưới hỗn độn giữa các quai mạch và các tế bào. Sau đó được định hướng thành 2 lớp:

  • Lớp nông: xếp dọc thẳng đứng so với nền vết thương.
  • Lớp sâu: xếp song song với nền vết thương.

Khi đã định hướng xong vị trí, các tơ collagen phát triển và hợp với nhau thành các sợi collagen nhờ các mucopolysaccarit của chất căn bản trở thành bền dai và không hoà tan. Tùy theo tính chất mô bị thương tổn mà có một sự chuyên biệt hoá các nguyên bào sợi: nguyên bào sợi cơ (myofibroblast), nguyên bào sụn (chondroblast), nguyên bào xương (osteoblast), sự sắp xếp các tơ và sợi collagen cũng phụ thuộc vào tính chất mô.

Sự tổng hợp chất collagen của nguyên bào sợi đòi hỏi các điều kiện sau: môi trường hơi axit và có chất khử và có phân áp oxy 10 - 20 torre.

Sự tổng hợp các chất glycoaminoglycan được tiến hành tại vết thương cùng với sự tổng hợp chất collagen từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 16 sau khi bị thương.

Quá trình tổng hợp collagen từ dạng nguyên sinh đầu tiên đến dạng hoàn chỉnh cuối cùng ở ngày thứ 40 - 50.

Mô hạt là hàng rào đề kháng; các tế bào liên kết giữ vai trò đội quân diệt các vi khuẩn.

Hiện tượng biểu mô hoá từ các tế bào biểu mô của lớp biểu bì tăng sinh sẽ lan phủ, che kín diện mô hạt và vết thương thành sẹo.

Nếu mô hạt không được che phủ bởi lớp biểu mô thì việc tiến triển liền sẹo của vết thương sẽ không thuận lợi, kéo dài, mô hạt sẽ già, trở thành một khối xơ chắc (fibrocyte), các quai mạch máu giảm dần, các sợi collagen xơ hoá.

Giai đoạn tái tạo tổ chức (Giai đoạn tái lập mô collagen)

Là quá trình tái tạo tổ chức sẹo mới hình thành trong đó có sự tái lập và sự giảm bớt mô tạo keo, sự tạo lại mô xơ thành lớp đệm mỡ.

Chất collagen được tái xây dựng bằng các quá trình phân nhỏ ở mức độ cao nhất vào thời gian 40 - 60 ngày sau khi bị thương được sắp xếp một cách có thứ tự, định hướng và kết hợp chặt chẽ với chất glycoaminoglycan để thành các bó mô tạo keo và sẽ giảm dần trong tổ chức sẹo. Thời kỳ này tương ứng với các triệu chứng lâm sàng. Trong thời gian đầu thể tích của sẹo lớn ra (ngày thứ 25 đến 50 sau khi thành sẹo), sẹo hơi chắc, dày, bề mặt sẹo cao hơn mặt da, sẹo dính vào các tổ chức lân cận, ít di động (2 - 3 tháng đầu). Nếu theo dõi sẽ thấy sau đó là thời kỳ sẹo co.

Dần dần các quai mao mạch trong sẹo giảm về số lượng, có sự tạo lại mô xơ với sự xuất hiện tổ chức mỡ trong sẹo, các nguyên bào sợi còn rất ít, các bó xơ trở nên dẹt và mỏng. Thời kỳ này tương ứng với trạng thái sẹo không co nữa khi theo dõi lâm sàng. Lớp đệm mỡ được hình thành; tính đàn hồi được phục hồi, sẹo trở thành mềm mại di động được.
Quá trình phục hồi cảm giác theo thời gian: từ 3 tháng trở đi có xu hướng phục hồi xúc giác. Trong năm đầu có thể phục hồi 95% cảm giác đau. Cuối năm thứ hai phục hồi cảm giác nhiệt. Sau 6 tháng đến 1 năm sẹo sẽ tiến triển theo hướng ổn định hoặc hướng bệnh lý.
+ Sẹo ổn định: các bó sợi collagen được phân bố có trật tự sắp xếp theo các hướng dọc, nghiêng nhất định có sự phát triển của các tế bào mỡ xen kẽ giữa các bó sợi, làm cho tính di động và tính bền cơ học của sẹo được hình thành.

Sẹo phì đại: do sự phát triển không ổn định, không bình thường của chất tạo keo và mô xơ. Sẹo trở nên dày chắc, gây cảm giác căng, cao hơn mặt da bình thường, ít di động, diện sẹo thu hẹp lại so với khởi điểm (30% - 40%). Có nhiều khả năng tự khỏi sau 3 - 4 tháng tiến triển. Nếu phẫu thuật lấy sẹo đi thì thường ít tái phát.

Sẹo lồi: do sự phát triển không ổn định, không bình thường của chất tạo keo và mô xơ. Sẹo lồi phát triển to, dày, chắc, căng máu, tím đỏ, ngứa, có khi đau, không thể tự khỏi, khi phát triển thì có tính chất lan sang các tổ chức da lân cận. Trên cơ thể đã có sẹo lồi thì các nơi có sẹo đều phát triển thành sẹo lồi (bệnh sẹo lồi).

Nguyên nhân gây sẹo lồi đến nay vẫn chưa xác định được rõ rệt. Về tiến triển, sẹo lồi không tự khỏi mà có su hướng phát triển, tỷ lệ tái phát cao sau mổ và điều trị (tới trên 40 - 50%).

Sẹo bị loét lâu liền: do quá trình biểu mô hoá không hoàn chỉnh, từ các đám mô hạt không được phủ kín, hoặc từ các sẹo bỏng đã liền nhưng bị chấn thương phụ, bị căng nứt. Tiến triển của loét kéo dài nhiều năm có thể bị thoái hoá ung thư.

Sẹo bị ung thư hoá: thời gian chuyển sang ác tính có thể ngắn (vài tuần), nhưng thường rất dài (vài năm đến hàng chục năm). Thường gặp thể ung thư biểu mô dạng biểu bì, ít gặp thể ung thư biểu mô tế bào đáy.

Trên lâm sàng thấy vết loét có đáy sần sùi, cứng, bờ của loét nổi gờ cao, có những nốt sần tròn nhỏ. Tiến triển dai dẳng, kéo dài, loét tiết dịch hôi, thường bị nhiễm khuẩn, có khi thấy những kẽ nứt ở đám sẹo.

Sẹo co kéo: do quá trình tăng sinh các nguyên bào sợi cơ, các sợi tạo keo, dẫn tới một quá trình giảm các thớ cơ, hình thành các dải xơ ở dưới sẹo, dưới lớp cân. Quá trình co kéo có thể chỉ do sẹo da đơn thuần hoặc có thể co kéo cả lớp cân, gân, cơ, bao khớp, dây chằng, do các dải xơ dưới sẹo gây nên. Sẹo co kéo không hồi phục lại được.

Sẹo dính: khi có một diện mô hạt rộng ở các phần của cơ thể tiếp giáp nhau, khi thay băng không để tách nhau ra, mà cứ để thành một khối. Diện mô hạt phát triển thành một khối chung và được biểu mô che phủ khi hình thành sẹo, nên các phần cơ thể này dính vào nhau.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương

Sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà ở đây có thể phân loại như sau:

a. Bản chất của vết thương

  • Kích thước và độ sâu của vết thương: vết thương to hay nhỏ, nông hay sâu? Vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu.
  • Vết thương bị bầm dập nhiều hay ít. Vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn.
  • Vết thương sạch hay bẩn. Vết thương sạch sẽ mau lành hơn.
  • b. Yếu tố bệnh lý

Các nguyên nhân rất nhiều có thể là do các bệnh tổng quát hoặc do các yếu tố tại chỗ gây nên.

Các yếu tố tổng quát bao gồm:

  • Tuổi già.
  • Bị suy dinh dưỡng: thiếu chất đạm, vitamin A, C và chất kẽm.
  • Do bệnh nội tiết: bệnh tiểu đường, tăng năng vỏ thượng thận.
  • Nguyên nhân nội khoa: đang được điều trị bằng thuốc có chất corticoid, đang điều trị bằng thuốc chống đông…
  • Người bệnh mắc bệnh của mô liên kết.
  • Bất thường ở hệ tim mạch hoặc bệnh hô hấp mãn tính làm giảm cung cấp oxy ở mô.
  • Rối loạn đông máu: bệnh giảm tiểu cầu, thiếu yếu tố VIII.
  • Người bị nhiễm HIV

Các yếu tố tại chỗ:

  • Ở cẳng chân các vết thương chậm lành là do các mạch máu của chân bị hư hoại.
  • Nhiễm trùng vết thương.
  • Do điều trị tại chổ không đúng, dùng chất ăn da, viêm da tiếp xúc, hoại tử.
  • Các yếu tố khác:
  • Bệnh nhân đang được hoá trị liệu.
  • Bệnh nhân đang xạ trị.

3. Biến chứng của vết thương

  • Shock kéo dài: do đau, mất máu, dập nát nhiều hoặc có tổn thương phối hợp.
  • Nhiễm khuẩn. Vết thương bị nhiễm khuẩn: vùng vết thương viêm tấy, da căng bóng, phù nề, da và cơ có hoại tử có màu thâm tím, vết thương có dịch mủ mùi hôi hoặc tràn khí dưới da nếu bị hoại thư sinh hơi.
  • Uốn ván: do trực khuẩn uốn ván gây nên, người bệnh bị cứng hàm, sốt, mạch nhanh, thở nhanh nông, xuất hiện cơn co giật khi bị kích thích.

V. Hướng xử trí

1. Sơ cứu

  • Phòng chống Shock cho người bệnh.
  • Băng cầm máu vết thương nếu có chảy máu.
  • Dùng thuốc giảm đau, an thần.
  • Phòng chống nhiễm khuẩn.
  • Cho người bệnh uống nước chè đường ấm.
  • Dùng gạc sạch phủ lên vùng bị tổn thương.
  • Chuyển người bệnh đến cơ sở y tế điều trị thực thụ.

2. Điều trị

  • Nếu mất máu: truyền máu, truyền dịch và các chất thay thế máu.
  • Dùng kháng sinh và huyết thanh chống uốn ván.  
  • Thay băng vết thương.
  • Cắt lọc vết thương: cần cắt lọc hết tổ chức giập nát, tổ chức hoại tử. Trong quá trình thay băng và cắt lọc vết thương phải lưu ý lấy hết các dị vật trong vết thương
  • Nếu vết thương đến sớm (6 đến 12 giờ đầu), sạch, không có nhiều ngõ ngách thì sau khi cắt lọc vết thương khâu kín da.
  • Nếu vết thương đến muộn, có nhiều ngõ ngách, bẩn hoặc đã bị nhiễm khuẩn thì để hở da.
  • Khi vết thương đã hết giai đoạn viêm nhiễm và đã loại bỏ sạch các tổ chức hoại tử, tùy theo kích thước và tính chất của giai đoạn tái tạo tổ chức mà quyết định khép kín miệng vết thương bằng khâu kín kỳ hai hoặc ghép da các loại.
  • Cần chú ý nuôi dưỡng và tăng cường sức đề kháng toàn thân. Cần theo dõi diễn biến tại chỗ và toàn thân trong quá trình điều trị để vết thương mau lành, hạn chế những biến chứng và di chứng sau này.

VI. Chăm sóc vết thương

1. Mục đích của chăm sóc vết thương

  • Che chở, ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn.
  • Giữ vết thương sạch mau lành.
  • Thấm hút các dịch tiết.
  • Đắp thuốc vào vết thương
  • Cầm máu trong trường hợp chảy máu nhẹ.
  • Giúp sẹo liền thẩm mỹ

2. Nguyên tắc chung trong chăm sóc vết thương

  • Giữ đúng phương pháp vô khuẩn tuyệt đối.
  • Thực hiện đúng chỉ định về thời gian và dung dịch dùng.
  • Nhận định tình trạng vết thương trước khi chăm sóc.
  • Đủ bông gạc thấm hút dịch trong 24 giờ (trường hợp bất thường, dịch chảy ướt gạc thì phải thay ngay).
  • Nhẹ nhàng, nhanh chóng không làm tổn thương thêm tổ chức, rút ngắn thời gian đau đớn cho người bệnh.
  • Làm sạch vết thương trước khi băng lại
  • Khi băng đảm bảo vết thương được che kín.
  • Luôn tỏ ra thân thiện với người bệnh trong quá trình làm thủ thuật.

3. Chăm sóc điều dưỡng

Nhận định tình trạng chung

  • Người bệnh có hội chứng Shock hay không?
  • Cần phải quan sát xem tinh thần người bênh như thế nào? vẻ mặt có nhợt nhạt, da có xanh tái không? chân tay có lạnh không? mạch có nhanh, huyết áp có hạ không? số lượng nước tiểu nhiều hay ít?
  • Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc hay không?
  • Xem mặt người bệnh có hốc hác, môi có khô, lưỡi có bẩn không? có sốt cao, mạch có nhanh không? Nước tiểu có ít, màu có vàng không?

Nhận định tình trạng tại chỗ

  • Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể ? giờ thứ mấy? ngày thứ mấy.
  • Có một vết hay nhiều vết thương?
  • Đây là vết thương chột hay vết thương xuyên? Hay vết mổ?
  • Vết thương to hay nhỏ?
  • Vết thương chảy máu nhiều hay ít?
  • Vết thương phần mềm đơn thuần hay có tổn thương phối hợp?
  • Vết thương gọn hay giập nát nhiều?
  • Vết thương có nhiều dị vật, có bẩn không?
  • Vết thương có biểu hiện nhiễm trùng không?
  • Người bệnh có đau nhiều ở vết thương hay không?

4. Đưa ra vấn đề chăm sóc

  • Người bệnh Shock do đau, do mất máu?
  • Nhiễm trùng vết thương do tổ chức bị dập nát, do bẩn?
  • Nguy cơ nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân?
  • Người bệnh lo lắng về bệnh do có nhiều vết thương phần mềm?

5. Thực hiện chăm sóc

Phòng, chống Shock

  • Thực hiện y lệnh thuốc: giảm đau để phòng Shock
  • Chống shock theo phát đồ nếu có xảy ra.
  • Cầm máu vết thương: cần phải làm nhẹ nhàng, tránh gây thêm đau đớn cho người bệnh, ủ ấm cho người bệnh.
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn thường xuyên nếu có bất thường báo ngay cho thầy thuốc.
  • Theo dõi số lượng nước tiểu

Chăm sóc vết thương

Vết thương nhỏ, ít dập nát, ít bẩn

  • Tiến hành sát khuẩn da xung quanh vết thương theo nguyên tắc (trong ra theo hình xoắn ốc).
  • Không đắp thuốc mỡ lên vết thương.
  • Rửa vết thương bằng dung dịch Betadin 10% hoặc nước muối sinh lý, chấm thuốc đỏ lên vết thương vùng mặt.
  • Băng vết thương theo nguyên tắc vô trùng.

Vết thương lớn, dập nát, nhiều bẩn

  • Sát khuẩn da xung quang vết thương theo nguyên tắc từ trong ra theo đường ly tâm.
  • Rửa vết thương bằng huyết thanh mặn, loại bỏ dị vật nếu có.
  • Băng vô khuẩn cầm máu.
  • Nẹp bất động vùng tổn thương,
  • Theo dõi xem sau khi băng vết thương có thấm nhiều dịch, nhiều máu hay không.
  • Nếu chảy máu thay băng lớp băng bên ngoài rồi băng ép bằng băng chun.
  • Theo dõi xem băng có chặt quá hay không.
  • Theo dõi mức độ đau, sưng nề của vết thương.

Đối với vết thương nhiễm khuẩn, có nhiều tổ chức hoại tử, nhiều mủ cần

  • Cắt lọc tổ chức hoại tử
  • Cấy mủ vết thương, làm kháng sinh đồ

Đối với vết thương phần mềm đã được phẫu thuật

  • Cần phải theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp để phát hiện các biến chứng nếu có
  • Thay băng vết thương thật nhẹ nhàng bằng dụng cụ đã được vô khuẩn.
  • Nếu gạc dính nhiều vào vết thương thì cần thấm ướt gạc bằng dung dịch nước muối vô khuẩn hoặc nước muối sinh lý 0,9% để thuận lợi khi mở kiểm tra.
  • Sát khuẩn xung quanh vết thương, chân dẫn lưu nếu có.
  • Lau sạch máu và dịch thấm xung quanh vết mổ.
  • Quan sát tình trạng vết mổ, quá trình làm sẹo.
  • Đắp lên vết thương gạc vô trùng hoặc gạc mỡ kháng sinh với vết thương có lộ tổ chức hạt, cố định vết thương bằng băng cuộn hoặc băng dính.

6. Lượng giá

  • Người bệnh không bị Shock.
  • Vết thương được sử lý đúng nguyên tắc.
  • Vết thương không bị nhiễm khuẩn.
  • Vết thương liền tốt và đúng sinh lý liền vết thương.

 

Định nghĩa

Để biết vết thương phần mềm ta cần nắm định nghĩa vết thương. Vết thương là có sự gián đoạn của tổ chức liên kết một khoảng lớn hay nhỏ. Có nhiều cách phân loại vết thương. Vết thương phần mềm là cách phân loại theo cấu trúc tổ chức cơ thể (vết thương phần mềm, vét thương ở xương, vết thương thần kinh, mạch máu). Trong bài này chỉ trình bày với các đồng nghiệp điều dưỡng về vết thương phần mềm. Vết thương phần mềm là vết thương làm tổn thương cấu trúc của da, tổ chức dưới da, cân, cơ. Vết thương phần mềm rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc điểm này rất quan trọng, khiến người điều dưỡng cần phải lưu ý khi sơ cứu và chăm sóc vết thương.

Phân loại

Phân loại theo tính chất

Vết thương chọc thủng: do vật sắc nhọn gây ra như đinh, lưỡi lê, dao đâm. Tính chất vết thương: bờ gọn ít nham nhở, ít khi có máu tụ, có thể tổn thương ở sâu.

Vết thương bị cắt đứt: thường do vật sắc gây ra ví dụ dao, kính, gươm. Tính chất vết thương: bờ gọn phẳng có thể tổn thương mạch máu thần kinh.

Vết thương dập nát: thường do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, mảnh bom đạn... tính chất vết thương bờ nham nhở, da cơ dập nát, mất tính chất đàn hồi trên một diện rộng, thường có nhiều dị vật.

 Vết thương do súc vật cắn: thường dễ bị nhiễm khuẩn- nhiễm độc.

Phân loại theo hoàn cảnh

Vết thương thời bình: gặp nhiều trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong tai nạn giao thông.

Vết thương thời chiến: gặp do mảnh bom, đạn. Có hai loại:

Vết thương xuyên: vết thương có lỗ vào và lỗ ra, giữa hai lỗ là đường hầm, trong đó có nhiều tổ chức bị phá huỷ lẫn máu và dị vật đưa vào. Lỗ vào thường nhỏ và lỗ ra toác rộng.

Vết thương chột: là những vết thương có lỗ vào không có lỗ ra, dị vật nếu có sẽ còn lại trong cơ thể, có khả năng gây nhiễm khuẩn nặng.

Triệu chứng

Toàn thân

Người bệnh có thể có hội chứng shock: gặp trong vết thương phần mềm có tổn thương phối hợp với tổn thương mạch máu, nhiều vết thương phần mềm, vết thương phần mềm ở vùng mặt, vùng đầu.

Người bệnh hoảng hốt, vật vã, kích thích hoặc thờ ơ với ngoại cảnh.

Da, niêm mạc nhợt nhạt, vã mồ hôi, đầu chi lạnh.

Mạch nhanh, huyết áp hạ.

Xét nghiệm hồng cầu: số lượng hồng cầu giảm.

Có thể nhiễm trùng- nhiễm độc thường gặp ở những vết thương phần mềm đến muộn, rộng, có nhiều ngõ ngách, bẩn không được sơ cứu và điều trị kịp thời gây nên nhiễm trùng vết thương.

Người bệnh mệt mỏi, thờ ơ với ngoại cảnh.

Vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn.

Sốt cao.

Thiểu niệu hoặc vô niệu.

Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng.

Tại chỗ

Miệng vết thương có thể chảy máu hoặc có máu cục bít lại. Miệng vết thương có thể nhẵn gọn, có thể nham nhở, giập nát toác rộng để lộ cân cơ ở dưới hoặc thiếu khuyết da, cơ.

Có thể là vết thương xuyên: có lỗ vào và lỗ ra hoặc là vết thương chột chỉ có lỗ vào.

Vết thương có thể sạch, bẩn hoặc nhiều dị vật.

Vết thương có thể nhiễm trùng: biểu hiện tại vết thương có dịch hôi, có mủ. Trong trường hơp bị nhiễm khuẩn yếm khí thì dịch vết thương có màu đen đục và rất thối

Ngoài ra có thể tổn thương mạch máu, thần kinh, gân cơ.

Tiến triển và biến chứng

Sự lành vết thương

Liền vết thương kỳ đầu.

Khi vết thương gọn sạch, được xử trí sớm và đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật, được khâu kín kỳ đầu, hai bờ miệng vết thương áp sát vào nhau, không bị viêm nhiễm, không có hoại tử tổ chức. Chất tơ huyết đọng ở 2 mép vết thương có tác dụng như keo: kết dính. Các mô bào, nguyên bào sợi, bạch cầu tập trung lấp đầy khe giữa 2 mép vết thương và mô hạt được hình thành.

Quá trình tổng hợp chất collagen do nguyên bào sợi được tiến hành từ ngày thứ hai sau khi bị thương, đạt cao điểm ở ngày thứ năm, thứ bảy sau khi bị thương.
Quá trình mô hoá ở lớp biểu bì hoặc ở lớp niêm mạc hoàn thành trong 6 đến 8 ngày, như vậy vết thương liền ngay ở kỳ đầu. Mức độ liền chắc của 2 mép và vết thương cũng đạt kết quả cao ở ngày thứ 5, thứ 7.

Liền vết thương kỳ hai.

Khi vết thương tổn thương nhiều tổ chức, hai bờ miệng vết thương cách xa nhau, bị nhiễm khuẩn thì quá trình liền vết thương sẽ diễn biến dài hơn, nếu thể tích thương tổn lớn thì cơ thể phải huy động các nguồn dự trữ đến để bảo vệ và tái tạo vết thương. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn sinh học.

Giai đoạn viêm (Giai đoạn tự tiêu, giai đoạn dị hoá)

Giai đoạn viêm diễn ra trong 5 ngày đầu với các triệu chứng được nhà danh y cổ đại Celsus (25 trước CN-45 sau CN) mô tả: "đỏ, nóng, sưng, đau". Về sinh bệnh học thể hiện bằng: rối loạn cục bộ tuần hoàn máu do các kích thích gây ra từ vết thương. Vài giờ sau khi bị thương có sự thâm nhập các bạch cầu đa nhân, các đại thực bào (bạch cầu đơn nhân và các tế bào thuộc hệ thống lưới nội mô). Chúng tiết ra các men phân hủy các tế bào bị thương tổn thành các phân tử lớn rồi tiêu hoá chúng. Các đại thực bào bài tiết chất lactat và các yếu tố điều chỉnh sự tăng sinh và khả năng tổng hợp của các nguyên bào sợi, các nguyên bào sợi di chuyển tới từ 1 đến 3 ngày sau khi bị thương, sự phân chia nguyên bào sợi từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 sau khi bị thương.

Trong giai đoạn viêm có sự tăng sản chất mucopolysaccarit do các nguyên bào sợi tiết ra tại vết thương. Khi có các tế bào viêm xâm nhập. Lượng hexosamin toàn phần tăng cao và các biểu hiện dương tính dị sắc (merachromasia) từ ngày thứ 1 và đạt đỉnh cao ở ngày thứ 5, thứ 6 sau khi bị thương. Khi mà các sợi collagen bắt đầu hình thành và thể hiện rõ về hoá tổ chức. 

 Trong giai đoạn viêm này các tế bào bị thương tổn tiết ra những chất sinh học: leukotoxin (làm tăng tính thấm thành mạch, làm bạch cầu chuyển động qua thành mạch), necrosin (men tiêu các mô hoại tử), các yếu tố kích đông bạch cầu… Các tế bào chuyên biệt còn tiết ra fibronectin có ảnh hưởng đến cơ chế kháng tại chỗ của vết thương đối với các tế bào bị tiêu hủy và các chất ngoại lai. Có sự tăng nồng độ histamin do các tế bào bón và các tế bào ái kiềm tiết ra.

Trong giai đoạn này, môi trường vết thương toan hoá, pH: 5,4 - 7. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 xuất hiện hiện tượng tân tạo mạch máu.

Giai đoạn tăng sinh (Giai đoạn đồng hoá, giai đoạn collagen):

Bắt đầu từ ngày thứ 6 đến khi vết thương liền khỏi hoàn toàn.

Về mặt sinh học: các mầm mao mạch được mọc lên thành các quai mao mạch có nội mạc tương đối dày, phát triển mọc thẳng lên và song song với nhau từ các tế bào liên kết trẻ, đa số là nguyên mô bào và mô bào (histioblast, histiocyt) rồi đến các bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, các tương bào, các nguyên bào sợi. Giữa các tế bào liên kết và các quai mao mạch có các sợi keo và các chất căn bản (dịch quánh gồm nước 80 - 90%, chất đạm 7 - 15%, chất mucopolysaccarit 3%).

Mô hạt: gồm các tế bào liên kết non mới được phân chia, các tơ, sợi liên kết và chất cơ bản (có chứa nhiều glucoaminoglycan).

Các thành phần của mô liên kết đều có nhiệm vụ sinh học trong việc tái tạo tổ chức, tỷ lệ tăng sinh các đại thực bào và nguyên bào sợi là sự phản ánh của sức đề kháng và khả năng tái tạo thuận lợi của vết thương. Việc ngừng tăng sinh của nguyên bào sợi là do mật độ của chúng ở trong vết thương quyết định; mật độ của chúng cao nhất ở tuần lễ thứ tư.

Các nguyên bào sợi có chức năng tổng hợp các phần tử tạo keo protocollagen và tiết chúng vào chất căn bản của mô liên kết. Các tơ collagen được tạo thành do quá trình trùng hợp các phân tử protocollagen, lúc đầu được phân bố thành một lưới hỗn độn giữa các quai mạch và các tế bào. Sau đó được định hướng thành   2 lớp:

Lớp nông: xếp dọc thẳng đứng so với nền vết thương.

Lớp sâu: xếp song song với nền vết thương.

Khi đã định hướng xong vị trí, các tơ collagen phát triển và hợp với nhau thành các sợi collagen nhờ các mucopolysaccarit của chất căn bản trở thành bền dai và không hoà tan. Tùy theo tính chất mô bị thương tổn mà có một sự chuyên biệt hoá các nguyên bào sợi: nguyên bào sợi cơ (myofibroblast), nguyên bào sụn (chondroblast), nguyên bào xương (osteoblast), sự sắp xếp các tơ và sợi collagen cũng phụ thuộc vào tính chất mô.

Sự tổng hợp chất collagen của nguyên bào sợi đòi hỏi các điều kiện sau: môi trường hơi axit và có chất khử và có phân áp oxy 10 - 20 torre.

Sự tổng hợp các chất glycoaminoglycan được tiến hành tại vết thương cùng với sự tổng hợp chất collagen từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 16 sau khi bị thương.

Quá trình tổng hợp collagen từ dạng nguyên sinh đầu tiên đến dạng hoàn chỉnh cuối cùng ở ngày thứ 40 - 50.

Mô hạt là hàng rào đề kháng; các tế bào liên kết giữ vai trò đội quân diệt các vi khuẩn.

Hiện tượng biểu mô hoá từ các tế bào biểu mô của lớp biểu bì tăng sinh sẽ lan phủ, che kín diện mô hạt và vết thương thành sẹo.

Nếu mô hạt không được che phủ bởi lớp biểu mô thì việc tiến triển liền sẹo của vết thương sẽ không thuận lợi, kéo dài, mô hạt sẽ già, trở thành một khối xơ chắc (fibrocyte), các quai mạch máu giảm dần, các sợi collagen xơ hoá.

Giai đoạn tái tạo tổ chức (Giai đoạn tái lập mô collagen)

Là quá trình tái tạo tổ chức sẹo mới hình thành trong đó có sự tái lập và sự giảm bớt mô tạo keo, sự tạo lại mô xơ thành lớp đệm mỡ.

Chất collagen được tái xây dựng bằng các quá trình phân nhỏ ở mức độ cao nhất vào thời gian 40 - 60 ngày sau khi bị thương được sắp xếp một cách có thứ tự, định hướng và kết hợp chặt chẽ với chất glycoaminoglycan để thành các bó mô tạo keo và sẽ giảm dần trong tổ chức sẹo. Thời kỳ này tương ứng với các triệu chứng lâm sàng. Trong thời gian đầu thể tích của sẹo lớn ra (ngày thứ 25 đến 50 sau khi thành sẹo), sẹo hơi chắc, dày, bề mặt sẹo cao hơn mặt da, sẹo dính vào các tổ chức lân cận, ít di động (2 - 3 tháng đầu). Nếu theo dõi sẽ thấy sau đó là thời kỳ sẹo co.

Dần dần các quai mao mạch trong sẹo giảm về số lượng, có sự tạo lại mô xơ với sự xuất hiện tổ chức mỡ trong sẹo, các nguyên bào sợi còn rất ít, các bó xơ trở nên dẹt và mỏng. Thời kỳ này tương ứng với trạng thái sẹo không co nữa khi theo dõi lâm sàng. Lớp đệm mỡ được hình thành; tính đàn hồi được phục hồi, sẹo trở thành mềm mại di động được.
Quá trình phục hồi cảm giác theo thời gian: từ 3 tháng trở đi có xu hướng phục hồi xúc giác. Trong năm đầu có thể phục hồi 95% cảm giác đau. Cuối năm thứ hai phục hồi cảm giác nhiệt. Sau 6 tháng đến 1 năm sẹo sẽ tiến triển theo hướng ổn định hoặc hướng bệnh lý.
+ Sẹo ổn định: các bó sợi collagen được phân bố có trật tự sắp xếp theo các hướng dọc, nghiêng nhất định có sự phát triển của các tế bào mỡ xen kẽ giữa các bó sợi, làm cho tính di động và tính bền cơ học của sẹo được hình thành.

Sẹo phì đại: do sự phát triển không ổn định, không bình thường của chất tạo keo và mô xơ. Sẹo trở nên dày chắc, gây cảm giác căng, cao hơn mặt da bình thường, ít di động, diện sẹo thu hẹp lại so với khởi điểm (30% - 40%). Có nhiều khả năng tự khỏi sau 3 - 4 tháng tiến triển. Nếu phẫu thuật lấy sẹo đi thì thường ít tái phát.

Sẹo lồi: do sự phát triển không ổn định, không bình thường của chất tạo keo và mô xơ. Sẹo lồi phát triển to, dày, chắc, căng máu, tím đỏ, ngứa, có khi đau, không thể tự khỏi, khi phát triển thì có tính chất lan sang các tổ chức da lân cận. Trên cơ thể đã có sẹo lồi thì các nơi có sẹo đều phát triển thành sẹo lồi (bệnh sẹo lồi).

Nguyên nhân gây sẹo lồi đến nay vẫn chưa xác định được rõ rệt. Về tiến triển, sẹo lồi không tự khỏi mà có su hướng phát triển, tỷ lệ tái phát cao sau mổ và điều trị (tới trên 40 - 50%).

Sẹo bị loét lâu liền: do quá trình biểu mô hoá không hoàn chỉnh, từ các đám mô hạt không được phủ kín, hoặc từ các sẹo bỏng đã liền nhưng bị chấn thương phụ, bị căng nứt. Tiến triển của loét kéo dài nhiều năm có thể bị thoái hoá ung thư.

Sẹo bị ung thư hoá: thời gian chuyển sang ác tính có thể ngắn (vài tuần), nhưng thường rất dài (vài năm đến hàng chục năm). Thường gặp thể ung thư biểu mô dạng biểu bì, ít gặp thể ung thư biểu mô tế bào đáy.

Trên lâm sàng thấy vết loét có đáy sần sùi, cứng, bờ của loét nổi gờ cao, có những nốt sần tròn nhỏ. Tiến triển dai dẳng, kéo dài, loét tiết dịch hôi, thường bị nhiễm khuẩn, có khi thấy những kẽ nứt ở đám sẹo.

Sẹo co kéo: do quá trình tăng sinh các nguyên bào sợi cơ, các sợi tạo keo, dẫn tới một quá trình giảm các thớ cơ, hình thành các dải xơ ở dưới sẹo, dưới lớp cân. Quá trình co kéo có thể chỉ do sẹo da đơn thuần hoặc có thể co kéo cả lớp cân, gân, cơ, bao khớp, dây chằng, do các dải xơ dưới sẹo gây nên. Sẹo co kéo không hồi phục lại được.

Sẹo dính: khi có một diện mô hạt rộng ở các phần của cơ thể tiếp giáp nhau, khi thay băng không để tách nhau ra, mà cứ để thành một khối. Diện mô hạt phát triển thành một khối chung và được biểu mô che phủ khi hình thành sẹo, nên các phần cơ thể này dính vào nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương

Sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà ở đây có thể phân loại như sau:

Bản chất của vết thương

Kích thước và độ sâu của vết thương: vết thương to hay nhỏ, nông hay sâu? Vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu.

Vết thương bị bầm dập nhiều hay ít. Vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn.

Vết thương sạch hay bẩn. Vết thương sạch sẽ mau lành hơn.

Yếu tố bệnh lý

Các nguyên nhân rất nhiều có thể là do các bệnh tổng quát hoặc do các yếu tố tại chỗ gây nên.

Các yếu tố tổng quát bao gồm:

Tuổi già.

Bị suy dinh dưỡng: thiếu chất đạm, vitamin A, C và chất kẽm.

Do bệnh nội tiết: bệnh tiểu đường, tăng năng vỏ thượng thận.

Nguyên nhân nội khoa: đang được điều trị bằng thuốc có chất corticoid, đang điều trị bằng thuốc chống đông…

Người bệnh mắc bệnh của mô liên kết.

Bất thường ở hệ tim mạch hoặc bệnh hô hấp mãn tính làm giảm cung cấp oxy ở mô.

Rối loạn đông máu: bệnh giảm tiểu cầu, thiếu yếu tố VIII.

Người bị nhiễm HIV

Các yếu tố tại chỗ:

Ở cẳng chân các vết thương chậm lành là do các mạch máu của chân bị hư hoại.

Nhiễm trùng vết thương.

Do điều trị tại chổ không đúng, dùng chất ăn da, viêm da tiếp xúc, hoại tử.

Các yếu tố khác:

Bệnh nhân đang được hoá trị liệu.

Bệnh nhân đang xạ trị.

 Biến chứng của vết thương

Shock kéo dài: do đau, mất máu, dập nát nhiều hoặc có tổn thương phối hợp.

Nhiễm khuẩn. Vết thương bị nhiễm khuẩn: vùng vết thương viêm tấy, da căng bóng, phù nề, da và cơ có hoại tử có màu thâm tím, vết thương có dịch mủ mùi hôi hoặc tràn khí dưới da nếu bị hoại thư sinh hơi.

Uốn ván: do trực khuẩn uốn ván gây nên, người bệnh bị cứng hàm, sốt, mạch nhanh, thở nhanh nông, xuất hiện cơn co giật khi bị kích thích.

Hướng xử trí

Sơ cứu

Phòng chống Shock cho người bệnh.

Băng cầm máu vết thương nếu có chảy máu.

Dùng thuốc giảm đau, an thần.

Phòng chống nhiễm khuẩn.

Cho người bệnh uống nước chè đường ấm.

Dùng gạc sạch phủ lên vùng bị tổn thương.

Chuyển người bệnh đến cơ sở y tế điều trị thực thụ.

Điều trị

Nếu mất máu: truyền máu, truyền dịch và các chất thay thế máu.

Dùng kháng sinh và huyết thanh chống uốn ván.  

Thay băng vết thương.

Cắt lọc vết thương: cần cắt lọc hết tổ chức giập nát, tổ chức hoại tử. Trong quá trình thay băng và cắt lọc vết thương phải lưu ý lấy hết các dị vật trong vết thương

Nếu vết thương đến sớm (6 đến 12 giờ đầu), sạch, không có nhiều ngõ ngách thì sau khi cắt lọc vết thương khâu kín da.

Nếu vết thương đến muộn, có nhiều ngõ ngách, bẩn hoặc đã bị nhiễm khuẩn thì để hở da.

Khi vết thương đã hết giai đoạn viêm nhiễm và đã loại bỏ sạch các tổ chức hoại tử, tùy theo kích thước và tính chất của giai đoạn tái tạo tổ chức mà quyết định khép kín miệng vết thương bằng khâu kín kỳ hai hoặc ghép da các loại.

Cần chú ý nuôi dưỡng và tăng cường sức đề kháng toàn thân. Cần theo dõi diễn biến tại chỗ và toàn thân trong quá trình điều trị để vết thương mau lành, hạn chế những biến chứng và di chứng sau này.

Chăm sóc vết thương

Mục đích của chăm sóc vết thương

Che chở, ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn.

Giữ vết thương sạch mau lành.

Thấm hút các dịch tiết.

Đắp thuốc vào vết thương

Cầm máu trong trường hợp chảy máu nhẹ.

Giúp sẹo liền thẩm mỹ

Nguyên tắc chung trong chăm sóc vết thương

Giữ đúng phương pháp vô khuẩn tuyệt đối.

Thực hiện đúng chỉ định về thời gian và dung dịch dùng.

Nhận định tình trạng vết thương trước khi chăm sóc.

Đủ bông gạc thấm hút dịch trong 24 giờ (trường hợp bất thường, dịch chảy ướt gạc thì phải thay ngay).

Nhẹ nhàng, nhanh chóng không làm tổn thương thêm tổ chức, rút ngắn thời gian đau đớn cho người bệnh.

Làm sạch vết thương trước khi băng lại

Khi băng đảm bảo vết thương được che kín.

Luôn tỏ ra thân thiện với người bệnh trong quá trình làm thủ thuật.

Chăm sóc điều dưỡng

Nhận định tình trạng chung

 Người bệnh có hội chứng Shock hay không?

 Cần phải quan sát xem tinh thần người bênh như thế nào? vẻ mặt có nhợt nhạt, da có xanh tái không? chân tay có lạnh không? mạch có nhanh, huyết áp có hạ không? số lượng nước tiểu nhiều hay ít?

 Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc hay không?

Xem mặt người bệnh có hốc hác, môi có khô, lưỡi có bẩn không? có sốt cao, mạch có nhanh không? Nước tiểu có ít, màu có vàng không?

Nhận định tình trạng tại chỗ

Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể ? giờ thứ mấy? ngày thứ mấy.

Có một vết hay nhiều vết thương?

Đây là vết thương chột hay vết thương xuyên? Hay vết mổ?

Vết thương to hay nhỏ?

Vết thương chảy máu nhiều hay ít?

Vết thương phần mềm đơn thuần hay có tổn thương phối hợp?

Vết thương gọn hay giập nát nhiều?

Vết thương có nhiều dị vật, có bẩn không?

Vết thương có biểu hiện nhiễm trùng không?

Người bệnh có đau nhiều ở vết thương hay không?

Đưa ra vấn đề chăm sóc

Người bệnh Shock do đau, do mất máu?

Nhiễm trùng vết thương do tổ chức bị dập nát, do bẩn?

Nguy cơ nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân?

Người bệnh lo lắng về bệnh do có nhiều vết thương phần mềm?

Thực hiện chăm sóc

Phòng, chống Shock

Thực hiện y lệnh thuốc: giảm đau để phòng Shock

Chống shock theo phát đồ nếu có xảy ra.

Cầm máu vết thương: cần phải làm nhẹ nhàng, tránh gây thêm đau đớn cho người bệnh, ủ ấm cho người bệnh.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn thường xuyên nếu có bất thường báo ngay cho thầy thuốc.

Theo dõi số lượng nước tiểu

Chăm sóc vết thương

  Vết thương nhỏ, ít dập nát, ít bẩn.

Tiến hành sát khuẩn da xung quanh vết thương theo nguyên tắc (trong ra theo hình xoắn ốc).

Không đắp thuốc mỡ lên vết thương.

Rửa vết thương bằng dung dịch Betadin 10% hoặc nước muối sinh lý, chấm thuốc đỏ lên vết thương vùng mặt.

Băng vết thương theo nguyên tắc vô trùng.

 Vết thương lớn, dập nát, nhiều bẩn

Sát khuẩn da xung quang vết thương theo nguyên tắc từ trong ra theo đường ly tâm.

Rửa vết thương bằng huyết thanh mặn, loại bỏ dị vật nếu có.

Băng vô khuẩn cầm máu.

Nẹp bất động vùng tổn thương,

Theo dõi xem sau khi băng vết thương có thấm nhiều dịch, nhiều máu hay không.

Nếu chảy máu thay băng lớp băng bên ngoài rồi băng ép bằng băng chun.

Theo dõi xem băng có chặt quá hay không.

Theo dõi mức độ đau, sưng nề của vết thương.

 Đối với vết thương nhiễm khuẩn, có nhiều tổ chức hoại tử, nhiều mủ cần

Cắt lọc tổ chức hoại tử

Cấy mủ vết thương, làm kháng sinh đồ

Đối với vết thương phần mềm đã được phẫu thuật

Cần phải theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp để phát hiện các biến chứng nếu có

Thay băng vết thương thật nhẹ nhàng bằng dụng cụ đã được vô khuẩn.

Nếu gạc dính nhiều vào vết thương thì cần thấm ướt gạc bằng dung dịch nước muối vô khuẩn hoặc nước muối sinh lý 0,9% để thuận lợi khi mở kiểm tra.

Sát khuẩn xung quanh vết thương, chân dẫn lưu nếu có.

Lau sạch máu và dịch thấm xung quanh vết mổ.

Quan sát tình trạng vết mổ, quá trình làm sẹo.

Đắp lên vết thương gạc vô trùng hoặc gạc mỡ kháng sinh với vết thương có lộ tổ chức hạt, cố định vết thương bằng băng cuộn hoặc băng dính.

Lượng giá

Người bệnh không bị Shock.

Vết thương được sử lý đúng nguyên tắc.

Vết thương không bị nhiễm khuẩn.

Vết thương liền tốt và đúng sinh lý liền vết thương.

Điều dưỡng. Nguyễn Thị Lệ Thuận

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 4 2016 17:58

You are here Tin tức Y học thường thức Điều dưỡng với vết thương phần mềm