• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn

  • PDF.

Bs Vũ Thị Lê Thùy - Khoa Nội thận nội tiết

I. TỔNG QUAN

Viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn thường đi kèm triệu chứng tiết niệu, sốt, ớn lạnh, đau hạ vị, đáy chậu hoặc trực tràng, và triệu chứng tắc nghẽn (đái láu, tiểu ngắt quãng). Bệnh nhân cũng có thể sốt hoặc sốc nhiễm khuẩn không có tiêu điểm triệu chứng tiết niệu.

Viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn được gây ra bởi nhiều nhất là E. coli hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm khác.

Biến chứng gồm bí tiểu và áp xe tiền liệt tuyến.

viemtlt1

Dịch tễ học

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn  chiếm 5% trường hợp viêm tuyến tiền liệt.
  • Hầu hết bệnh nhân < 65 tuổi hoặc có tiền sử gần đây có làm thủ thuật đường tiết niệu.

Sinh lý bệnh

  • Vi khuẩn đi lên từ niệu đạo vào tiền liệt tuyến bằng di chuyển ngược dòng qua ống tuyến tiền liệt.
  • Những con đường khác để nhiễm khuẫn là xâm nhập trực tiếp hoặc lan tràn vi khuẩn thông qua hệ bạch huyết từ hậu môn qua tuyến tiền liệt.

Yếu tố nguy cơ

  • Ống thông tiểu đặt trong, dụng cụ đường niệu, và giao hợp đường hậu môn gia tăng nguy cơ phát triển viêm tuyến tiền liệt cấp.
  • Bệnh nhân HIV hoặc đái tháo đường có nguy cơ cao hơn hình thành áp xe tiền liệt tuyến.

2. CHẨN ĐOÁN

  • Chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn bằng cách loại trừ, tất cả bệnh nhân nam với nhiễm trùng đường niệu có khả năng liên quan tiền liệt tuyến.
  • Chẩn đoán thường dựa vào hiện diện triệu chứng toàn thân (sốt, ớn lạnh), vi khuẩn niệu hoặc bạch cầu niệu trên que thử nước tiểu, và thăm trực tràng tiền liệt tuyến đau. Nóng và sưng lên cũng có thể được lưu ý.
  • Mát xa tiền liệt tuyến là chống chỉ định vì nó có thể dẫn đến chuyển vi khuẩn vào máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu giữa dòng cho thấy có vi khuẩn niệu hoặc bạch cầu niệu. Cân nhắc thay đổi chẩn đoán nếu xét nghiệm nước tiểu âm tính.
  • Tăng bạch cầu máu ngoại vi cũng thường gặp.
  • Điều trị trước khi có kết quả cấy nước tiểu và máu cũng nên đưa ra khi cần thiết.
  • Nồng độ PSA thường tăng cao đến 1 tháng sau 1 giai đoạn viêm tuyến tiền liệt cấp.
  • Siêu âm hoặc CT khung chậu nên được thực hiện nếu nghi ngờ áp xe tiền liệt tuyến.

3. ĐIỀU TRỊ

  • Bệnh nhân ngoại trú: trimethoprim-sulfamethoxazole uống 1 viên mỗi ngày trong 6 tuần hoặc ciprofloxacin 500mg uống mỗi 12h trong 6 tuần
  • Bệnh nhân nội trú: ampicillin 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 6h kết hợp với gentamycin 5mg/kg mỗi 8h cho đến khi hết sốt sau đó chuyển sang liệu trình uống.
  • Trong viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn, quá trình viêm nhiễm mô mạnh mẽ tạo điều kiện để kháng sinh thấm qua.
  • Nếu lối ra bàng quang bị tắc nghẽn, bệnh nhân có thể cần thiết đặt thông tiểu.
  • Điều trị giảm đau, cung cấp nước và phác đồ điều trị đường ruột được đề cập điều trị hỗ trợ.
  • Áp xe tiền liệt tuyến nên được chỉ định ngoại khoa để tháo mủ. 

Nguồn dịch: Nigar Kirmani, Keith Woeltje, Hilary Babcock, Thomas M. De Fer, Kaherine E. Henderson , “Acute bacterial Prostatitis”, THE WASHINGTON MANUAL TM  Infectious Diseases Subspecialty Consult  2nd, pp 148 - 149.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 2 2016 18:56

You are here Tin tức Y học thường thức Viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn