• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ngộ độc cấp tính và quá liều thuốc

  • PDF.

Bs Trà Quang Ân - Khoa Cấp cứu

Một chất có thể gây nên những tác dụng có hại trong cơ thể được gọi là chất độc. Các chất độc này có thể phân thành từng nhóm tùy theo sự sử dụng của con người (thức ăn và các chất phụ trợ, các hóa dược, các chất tẩy rửa và các chất làm đẹp) và các chất con người không sử dụng tới (các chất thải trong gia đình, các hóa chất công nghiệp, các thực vật không dùng để ăn hay làm hóa dược).

Sự quá liều là sự nhiễm độc do dùng một lượng quá lớn chất sử dụng trực tiếp cho con người hay tiếp xúc với một lượng lớn chất không sử dụng trực tiếp với con người nhưng có thể có tác dụng độc (ngộ độc) hay không ? Nhiễm độc có thể là khu trú (mắt, da, phổi, đường tiêu hóa) hay toàn thân hoặc cả hai phụ thuộc vào liều lượng, sự hấp thu, độc lực, sự phân bố của độc chất và vào tính cảm thụ của con người. Sự hấp thụ và phân bố phụ thuộc vào chính độc chất (kích thích phân tử, ion hóa, tính hòa tan trong nước và mỡ, độ gắn với protein) và phụ thuộc vào cả hàng rào sinh học (cấu trúc màng tế bào, kích thước lỗ, hệ thống vận chuyển hóa chất) mà chất này phải đi qua.

ngodoc1

Tác dụng tại chỗ phụ thuộc vào các phản ứng không đặc hiệu như oxy- hóa, bản chất protein, làm khô hoặc hoạt tính dung môi. Mức độ nặng và khả năng phục hồi phụ thuộc vào liều (nồng  độ), thời gian tiếp xúc, độc lực hóa chất, cách tiếp xúc và tình trạng diện tiếp xúc. Cơ bản chất, độ rộng và độ nặng cũng như khả năng phục hồi của tác dụng toàn thân phụ thuộc vào liều lượng, độc lực và kiểu chuyển hóa của chất, vào khả năng bảo tồn chức năng của cơ thể và những biến chứng thứ cấp (choáng, thiếu oxy tổ chức). Các thông số khác cũng ảnh hưởng đến sự ngộ độc là : bệnh có sẵn, sự tiếp xúc với chất độc từ trước (tức là sự cảm ứng hay ức chế men, tính dung nạp) và sự đáp ứng sinh học riêng biệt của từng cá thể, nồng độ độc chất tại tổ chức cũng như sự hấp thu, phân bố chuyển hóa và thải trừ (dược động học) của chất đó. Khi so với liều điều trị tác dụng độc của quá liều bắt đầu sớm hơn, nồng độ tối đa thời gian dài hơn.

Tại Hoa Kỳ hằng năm ngộ độc cấp gây nên khoảng 5 triệu lần điều trị hoặc tư vấn y tế. Đường ngộ độc chủ yếu là đường tiêu hóa (79%), qua da (7%), mắt (6%), đường hô hấp (5%), và đường tiểu (0,3%). Trong 40% trường hợp, nguồn độc chất là do thuốc được các bác sỹ kê đơn. Những chất độc phố biển là: các chất tẩy rửa, thuốc giảm đau, mỹ phấm, cây cỏ, thuốc ho, thuốc cảm và khí hydrocacbon. Đại đa số ngộ độc là cấp tính, do tai nạn, xảy ra tại nhà, gây độc nhẹ hoặc không ngộ độc, chủ yếu xảy ra ở trẻ < 6 tuổi.

Các tai nạn có thể là do dùng nhầm hóa chất nơi làm việc hay khi chơi, dán nhầm nhãn, đọc nhầm nhãn, nhận dạng nhầm hoặc không ghi nhận, dùng thuốc không được chỉ dẫn chu đáo, nhầm liều do y tá, cha mẹ hay thầy thuốc hay người lớn khác. Ngoại trừ dùng rượu khi vui hội họp, đại đa số ngộ độc hóa chất một cách có chủ ý đều là do ý định tử tự? Còn ngộ độc không có ý thường là do lạm dụng thuốc hướng thần hoặc dùng nhầm liều.

Dù chỉ 4% ngộ độc cấp cứu phải nhập viên, chúng gây nên 5% trường hợp phải nằm tại khoa hồi sức và 30% trường hợp phải vào khoa tâm thần. Ý định tử tự chiếm đa số, chiếm 60 - 90% ngộ độc nặng hoặc tử vong. Đa số các trường hợp tử vong là do ngộ độc khí hydrocacbon và thường là được chết trước khi đến bệnh viện.Nhưng thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc kích thích, thuốc tim mạch, thuốc an thần gây ngủ, thuốc chống hen là những thuốc hay gây tử vong. Các chất không có tính dược học gây những ngộ độc chí tử khác là hóa chất hữu cơ, rượu, glycol, chất tẩy rửa và hydrocacbon. 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 19 Tháng 1 2016 16:28

You are here Tin tức Y học thường thức Ngộ độc cấp tính và quá liều thuốc