Các biện pháp để cải thiện tốt chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong thời gian hoá trị .

ĐD Đõ Thị Mỹ - Khoa Ung bướu

Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Người bệnh ung thư có nguy cơ suy kiệt rất cao vì bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần và cả quá trình điều trị gây ra.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình hóa trị có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh và sống khỏe hơn. Tuy nhiên có nhiều triệu chứng bất lợi xuất hiện trong và sau quá trình hóa trị ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh. Chẳng hạn như mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, đau đớn, cúm, buồn nôn... khiến họ chán ăn, sụt cân. Vì vậy nên thay đổi cách chế biến thực phẩm theo hướng kích thích vị giác, không dùng ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc nặng mùi.

1. Đối với những người mất cảm giác thèm ăn, nên: 

dinhduon1

2. Bệnh nhân hay nôn và buồn nôn, nên:

3. Với người bị tiêu chảy, nên:

Lưu ý: Nên tránh các món nóng, cay, đồ chiên hoặc chứa nhiều dầu mỡ, không nên ăn đồ tráng miệng nhiều, hạt mầm, đậu hoặc trái cây sấy. Tránh các thức uống quá nóng hoặc quá lạnh, caffeine (cà phê, trà, cola và chocolate), đồ uống từ sữa.

dinhduon2

4. Với bệnh nhân bị Táo bón:

Táo bón là tình trạng đại tiện dưới 3 lần một tuần. Đây là vấn đề rất phổ biến đối với bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân thường do thiếu nước hoặc chất xơ trong quá trình ăn kiêng, ít vận động, các liệu pháp chống ung thư như hóa trị hoặc thuốc. Trong trường hợp này, nên:

5. Đối với bệnh nhân Khô miệng, cần:

dinhduon3

dinhduon4

6. Đối với bệnh nhân bị đau miệng:

Đau miệng có thể dẫn đến viêm hoặc chảy máu, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Bằng cách chọn thức ăn thích hợp và chăm sóc răng miệng cẩn thận, bệnh nhân có thể ăn uống dễ dàng hơn, chẳng hạn như:

dinhduon5

7. Đối với bệnh nhân mất khẩu vị :

Bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị thường than phiền về sự thay đổi khẩu vị, cảm giác vị đắng nhiều hơn, bỗng nhiên không thích một số loại đồ ăn. Trong trường hợp này, nên:

8. Đối với bệnh nhân bị bạch cầu thấp:

Bệnh nhân có số lượng bạch cầu thấp sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Những lưu ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi lượng các tế bào máu trắng thấp:

Ăn uống thông qua đường miệng là phương pháp được khuyến khích đối với mọi bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên với một số người bị ung thư đầu, cổ, thực quản hoặc dạ dày không thể hấp thụ đủ lượng thức ăn bằng miệng do biến chứng từ bệnh hoặc quá trình điều trị ung thư. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể được cho bổ sung dinh dưỡng trực tiếp qua đường ruột (bằng ống thông dạ dày). Riêng trong những trường hợp này sẽ được chuyên gia dinh dưỡng tính toán phụ thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân và phương pháp cho ăn cụ thể.

Do vậy việc chăm sóc và điều trị tình trạng  dinh dưỡng để duy trì sức mạnh thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt là mục tiêu quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bùi Diệu(2011), “ Điều trị chán ăn và suy mòn”, Những kiến thức cơ bản về phòng chống ung thư, Nhà xuất bản Y học.
  2. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai(2004), “chăm sóc dinh dưỡng sau điều trị ung thư”, Điều trị  nội khoa bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 19 Tháng 11 2015 20:52