Nấm Penicillium marneffei

CN Dương Thị Thảo - Khoa Vi sinh 

P. marneffei là một loại nấm gây bệnh ở chuột tre, được phát hiện ở Việt Nam vào những năm 1950, gần đây lại được ghi nhận trên những bệnh nhân bị bệnh AIDS sống ở vùng Đông Nam Á.

P. marneffei lần đầu tiên được xác định trong người  nhiễm HIV vào năm 1988, nó xuất hiện muộn trong quá trình nhiễm HIV.

Nhiễm P. marneffei là một vấn đề y tế công cộng mới nổi quan trọng, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của người bị nhiễm bệnh.

¯Phương thức lây truyền

P. marneffei lây chủ yếu qua đường hô hấp.

Sự lây truyền có thể xảy ra từ loài gặm nhấm sang người hoặc động vật gặm nhấm và con người bị đồng nhiễm từ các nguồn môi trường chung sống.

Hiện nay vùng dịch tễ của nấm P. marneffei là Bruney, Campuchia, nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam.

namthao1

Hình ảnh nấm P. marneffei dưới kính hiển vi

¯Triệu chứng lâm sàng

­¯Các phương pháp chẩn đoán nấm P. marneffei

♣ Soi tươi: Các bệnh phẩm như máu, dịch tiết, sang thương da, tủy xương, hạch, dịch khớp, dịch não tủy…thấy nấm hạt men trong và ngoài tế bào

Phương pháp này cho kết quả nhanh nhưng dễ nhầm với các loại nấm khác.

♣ Cấy và định danh: P. marneffei là loại nấm lưỡng hình, hình thể khác nhau khi nuôi cấy ở nhiệt độ khác nhau

- Ở nhiệt độ 37OC hoặc trong tổ chức: Nấm có dạng nấm men hình oval, những tế bào nẩy mầm rất đặc biệt, có vách ngăn ở giữa, đây chính là điểm khác với nấm men thực.

- Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud ở 25OC, khuẩn lạc ban đầu gần như dạng bột màu xám, sau đó thành màu xanh vàng hoặc hồng xám; mặt dưới của khuẩn lạc thì có màu đỏ, khuếch tán vào môi trường.

Khi soi dưới kính hiển vi thì trên những sợi nấm có vách ngăn sẽ có bào tử hình thành đính trên cuống, dạng hình chai.

♣ Mô bệnh học: nhuộm PAS hoặc GMS hoặc Wright, có phản ứng viêm dạng hạt, thấy vi nấm như hình trứng có vỏ bọc, có khuynh hướng tạo các tế bào nấm dài không có búp, sinh sản theo cách phân đôi.

®Điều trị:

Tài liệu tham khảo

  1. Giáo trình ký sinh trùng y học (2004), Tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 199 – 202.
  2. Tài liệu tập huấn: Chẩn đoán cận lâm sàng nhiễm trùng cơ hội trên người nhiễm HIV/AIDS, Hà Nội, 2009

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 10 2015 20:16