Cấp cứu xuất huyết não - Khó khăn khi kiểm soát huyết áp

Bs CKI Nguyễn Văn Kiểm - Khoa Cấp cứu

Xuất huyết não là bệnh lý thường gặp trong các trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (TBMMN) đến cấp cứu. Xuất huyết não thường đi kèm với tăng huyết áp. Tăng huyết áp (THA) có thể làm cho tình trạng bệnh lý nặng nề hơn do làm tăng áp lực nội sọ (ALNS) và có khả năng làm máu chảy thêm từ các động mạch hoặc tiểu động mạch não. Tụt huyết áp có thể làm giảm dòng máu não, làm cho tổn thương não nặng nề hơn. Vì vậy, kiểm soát huyết áp như thế nào là hợp lý ở bệnh nhân xuất huyết não.

Trong một nghiên cứu kiểm chứng gần đây ở bệnh nhân xuất huyết não cho thấy việc điều trị huyết áp tích cực (với mục đích huyết áp tâm thu lá 140 mmHg) đã làm giảm được sự tiến triển khối máu tụ trong 24 giờ đầu một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng (với mục tiêu huyết áp tâm thu 180 mm Hg).

xhn12

Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân xuất huyết não hiện nay được khuyến cáo:

- HATT >200 mmHg hoặc HA trung bình >150 mmHg thì xem xét giảm HA tích cực bằng thuốc truyền TM liên tục và thường xuyên theo dõi HA mỗi 5 phút.

- HATT >180 mmHg hoặc HA trung bình > 130 mmHg và có bằng chứng tăng áp lực nội sọ, xem xét theo dõi ALNS và hạ HA bằng thuốc truyền TM liên tục hoặc ngắt quảng để giữ áp lực tưới máu não > 60-80mmHg.

- HATT > 180 mmHg hoặc HA trung bình >130 mmHg và không có bằng chứng hoặc không nghi ngờ tăng ALNS, xem xét hạ HA vừa phải.

Ví dụ: HA trung bình 110 mmHg hoặc HA mục tiêu 160 mm Hg, bằng cách truyền TM liên tục hoặc ngắt quảng và theo dõi mỗi 15 phút.

Liều một số thuốc điều trị tăng HA:

BSKIEM1

* Nếu có tụt huyết áp:


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 4 2015 15:21