Một số lưu ý về chế độ ăn uống trong chăm sóc người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính

CNĐD Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp Cứu

Đối với người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính hoặc di chứng của các bệnh cấp tính, việc chăm sóc đòi hỏi phải chú ý đến nhiều vấn đề, từ tinh thần, chế độ ăn uống, tập luyện phục hồi chức năng đến mọi sinh hoạt hằng ngày...Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến một số lưu ý về chế độ ăn uống cho các đối tượng trên:

Thời gian gần đây, tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận một số bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não bị sặc thức ăn tại nhà. Các bệnh nhân đã được tiến hành cấp cứu ngay khi tiếp nhận nhưng do thời gian để ở nhà quá lâu nên mặc dù tim đã đập trở lại, có mạch và huyết áp nhưng do tổn thương não không hồi phục (não chỉ chịu được tình trạng thiếu oxy trong vòng 04 phút) nên cuối cùng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Heimlich1

Thủ thuật Heimlich

Hầu hết bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp Cứu, khi đặt nội khí quản, bác sỹ đều gắp ra một mảng thức ăn (miếng thịt, khúc cá, một vài con mực nhỏ hoặc một miếng mu nhãn...) lấp ngay đường thở. Trong khi những đối tượng này phản xạ ho rất yếu nên không thể tống dị vật ra ngoài được. Hậu quả là chỉ trong vài phút bệnh nhân sẽ ngừng thở, tím tái và tử vong. Như vậy bệnh nhân không chết vì tuổi cao hoặc vì bệnh chính mà chết vì một sơ suất nhỏ của người chăm sóc, để lại nỗi thương tiếc khôn nguôi đối với những người thân.

Vì vậy, qua bài viết này, xin nêu một số lưu ý như sau:

Đối với những người cao tuổi hoặc bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não, sau chấn thương  sọ não, sau mắc các bệnh mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt, phát âm:

+ Khi cho ăn nên giữ ở tư thế ngồi để ăn.

+ Ăn thức ăn lỏng, mềm, xé hoặc nghiền nhỏ, không được để cả miếng to bắt người bệnh phải nuốt.

+ Động viên người bệnh ăn chậm, nhai kỹ, nếu không nhai được thì bỏ đi.

+ Ăn mỗi lần số lượng ít và từng thìa nhỏ.

+ Người cho ăn phải là người lớn hoặc thanh thiếu niên đã ý thức được sự bất thường xảy ra trên bệnh nhân trong quá trình ăn. Tuyệt đối không sử dụng trẻ em.

+ Phải ngồi bên cạnh họ trong và sau quá trình cho ăn.

 Nếu xảy ra sặc thì phải bình tĩnh gọi người hỗ trợ và xử trí tại chỗ như sau:

+ Làm ngay thủ thuật Heimlich:

Heimlich2

Người bệnh ngồi trên ghế:

Người bệnh nằm ngữa :

Người bệnh nằm sấp:

Với trẻ em:

+ Trẻ sơ sinh nhấc 2 chân lên rồi lấy bàn tay vỗ vào lưng.

+ Trẻ nhỏ: Người thân quỳ một chân đặt úp em bé vào đùi rồi đập cườm tay vào lưng.

Hoặc để người bệnh nằm ngữa, đầu ngữa ra sau, người thân đứng phía đầu dùng một cái muỗng dài đầu cong đưa vào miệng (trên lưng lưỡi) đẩy lưỡi và hàm chếch ra trước, dùng đèn soi nếu thấy dị vật thì dùng đũa dài gắp dị vật ra. Sau khi đã lấy được dị vật phải tiến hành thổi ngạt và ép tim ngay:

Nếu người bệnh ngừng thở: Người thân quỳ bên phải nạn nhân, 1 tay bịt mũi, 1 tay mở miệng nạn nhân rồi lấy một hơi dài rồi ngậm và thổi vào miệng nạn nhân. Thổi từ 15-20 lần/phút.

Nếu tim ngừng đập, bắt không được mạch bẹn, mạch khủyu: Để nạn nhân nằm trên một mặt phẳng cứng, người thân quỳ bên phải nạn nhân, 2 tay bắt chéo đặt lên 1/3 dưới xương ức nạn nhân và ép mạnh từ 100 lần/phút trở lên.

Tiến hành thổi ngạt và ép tim liên tục như trên đến khi nạn nhân tự thở lại được và tim đập đều trở lại hoặc khi có đội cấp cứu đến.

Song song với việc cấp cứu thì người thân cũng liên hệ với y tế gần nhất hoặc trung tâm cấp cứu 115 Quảng Nam qua số điện thoại 115 hoặc 0510.3852700  để được hỗ trợ kịp thời.

Tuyệt đối không được tập trung đông người, không được xoa bóp tay chân, hơ lửa, xoa dầu...làm ảnh hưởng đến công tác cấp cứu.

Phải luôn nhớ rằng “ Thời gian là não”, chỉ có 4 phút để hành động thì mới hy vọng cứu sống được người bệnh.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 3 2015 19:23