Một số sai lầm khi sơ cứu bệnh nhân bị rắn độc cắn

Bs CKI Nguyễn Văn Kiểm - Khoa Cấp Cứu

Rắn độc cắn là bệnh lý cấp cứu thường gặp; nhất là ở nơi có điều kiện địa lý nhiều vùng núi và nông thôn như tỉnh ta. Thời điểm bị rắn cắn thường vào ban đêm, tần suất bị rắn cắn tăng vào những ngày có trời nắng nóng sau đó đổ mưa buổi chiều, vào mùa mưa lũ...Triệu chứng và dấu hiệu tại chổ của vùng bị rắn cắn là đau, chảy máu, bầm tím, sưng hạch, viêm, ápxe, hoại tử...

rancan4

Hình minh họa

Triệu chứng toàn thân: Buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu toàn thân, mệt lã.

Tim mạch: Chóng mặt, ngất, loạn nhịp tim, hạ huyết áp, rối loạn đông chảy máu, liệt cơ.

Qua thăm khám và cấp cứu những trường hợp bị rắn cắn, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân và người nhà thường mắc những sai lầm sau:

  1. Thắt garo quá chặt điều này khiến có thể khiến hoại tử phần chân hoặc tay bị rắn cắn. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ chi vì garo quá chặt.
  2. Cắt rạch, hút máu: Làm tổn thương tại chổ, nhiễm trùng, hoại tử vết thương, đặc biệt làm tăng nguy cơ chảy máu nếu có rối loạn đông chảy máu đi kèm.
  3. Dùng các biện pháp dân gian như vôi, lá cây vv. bó vào chổ cắn làm tăng nguy cơ nhiểm trùng, nhiểm độc

rancan3

Hình minh họa

Khi bị rắn cắn có thể áp dụng biện pháp cố định chi bị cắn bằng băng ép đủ chặt cho bệnh nhân bị rắn hổ cắn, nhưng không áp dụng cho rắn lục vì làm tăng nguy hiểm do nọc độc gây hoại tử tại chổ. Chi bị rắn cắn phải tránh cử động tuyệt đối để không làm tăng sự phát tán nọc độc.

Vài biện pháp tránh rắn độc cắn:


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 14:03