• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Nhân một trường hợp sốt mò có tổn thương gan nặng được chẩn đoán và điều trị tại khoa Lây

  • PDF.

Bs Trần Ngọc Hưng

BỆNH ÁN:

Bệnh nhân nữ 46 tuổi- Địa chỉ : Phường An Phú-Tam kỳ-Tỉnh Quảng Nam

Nghề nghiệp: Nông; Nhập viện:21h   ngày 9/2/2013    -Số hồ sơ:4205

Lí do vào viện:Sốt; Tiền sử :không gì lạ

Bệnh sử:

Ngày N1-N3 :Sốt cao liên tục, nhức đầu, mệt mỏi→uống thuốc tại nhà không rõ loại.

N4-N8 :Vẫn còn sốt cao→nhập điều trị tại bệnh viện tư có truyền dịch và thuốc uống nhưng tình trạng sốt và mệt mỏi không cải thiện. Tối ngày 9/2/2013 (N8) bệnh diễn biến nặng hơn vẻ bất an, kích thích, thở nhanh và sốt cao→chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam→ vào khoa Lây.

Bệnh vào khoa  trong tình trạng:

- Tỉnh, vẻ bất an

- Thể trạng trung bình

- Sinh hiệu: T0:38,50C; Thở 30 lần/phút.    M và HA ổn định

- Tiểu vàng đậm

- Hoàng đản(++), niêm mạc mắt xung huyết

- Bụng mềm gan 5 cm dưới bở sườn, mềm, ấn tức-Lách sờ không chạm

- Xuất huyết tự nhiên (-)

- Hạch ngoại vi (-)

- Phù nhẹ 2 chi dưới

Ngoài ra chưa ghi nhận gì thêm

Cận lâm sàng:

- HC:3,6 triệu/mm3 BC:9000/mm3 TC 66000/mm3

- SGOT:840UI/L         SGPT:  406 UI/L

- Bilirubin:TP:328μmol/l   TT:210 μmol/l    GT:128 μmol/l

- Tỷ prothrombin : 20,6%

Siêu âm :Dày thành túi mật-Gan lớn- Dịch ổ bụng vá dịch màng phổi ít

→Chẩn đoán ∆:Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Điều trị: Truyền dịch –thở oxy-nâng sức

Ngày 11/2/2013 (N10): Bệnh nhân vẫn còn sốt cao liên tục, vàng da đậm hơn, mệt nhiều, đôi lúc nói sảng.

Khám phát hiện bên hông (T) có vết loét hình bầu dục kích thước bằng hạt đậu phộng, mọc theo nếp nhăn của da, vẩy đen, viền đỏ.

→Chẩn đoán ∆:Sốt mò

sotmo1

sotmo2

Hình vết loét đặc trưng ở bệnh nhân này

Điều trị: Doxycyclin

Sau 2 ngày uống Doxycyclin bệnh giảm sốt dần còn 37,50c và bệnh nhân được uống đủ 5 ngày thì cắt sốt hoàn toàn.

Ở bệnh nhân này chúng tôi cũng đã truyền 14 đơn vị FFP.

Bàn luận:

1/Nhắc lại một số đặc điểm của bệnh:

-Sốt mò (ve) là bệnh lý sốt kéo dài do Orientia tsutsugamushi gây ra, truyền qua vết cắn của ấu trùng mò một loại tiết túc 6 chân (gọi là con ve hoặc con mò).

-Đặc điểm lâm sàng của bệnh là sốt kéo dài,có vết loét đặc trưng, phát ban, hạch ngoại vi thường có.

-Bệnh có thể ảnh hưởng đến thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…

-Bệnh rất dễ chẩn đoán nhầm với Sốt xuất huyết Dengue, thương hàn, sốt rét, bệnh tự miễn…

2/Nhận xét:

- Qua trường hợp lâm sàng trên, chúng tôi nhận thấy đây là trường hợp sốt mò có tổn thương gan nặng (men gan tăng cao, tỷ prothrombin giảm thấp).

-Trường hợp này rất dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết Dengue trong những ngày đầu (sốt cao liên tục, tiểu cầu giảm, tràn dịch đa màng, dày thành túi mật).`

- Chẩn đoán được bệnh nhờ vết loét điển hình do ấu trùng mò đốt→Cần phải tháo bỏ  quần áo người bệnh khi thăm khám để phát hiện vết loét đặc trưng do ấu trùng mò đốt.

- Bệnh đáp ứng rất tốt với Doxycyclin.

3/Kết luận:

- Sốt mò là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng và có thể gây bệnh cảnh tổn thương gan nặng.

- Trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán bệnh sốt mò vẫn chủ yếu dựa vào lâm sàng.

- Doxycyclin là thuốc rẻ tiền, dường như tuyến cơ sở y tế nào cũng có trang bị và hiệu quả cao trong điều trị.

Tài liệu tham khảo:

1.Nguyễn Trần Chính- Bệnh sốt ve mò-Bài giảng học viên sau đại học chuyên ngành Truyền nhiễm-Trường đại học Y-Dược tp Hồ Chí Minh-2005.
2.Bùi Đại-Bệnh sốt mò- Bách khoa thư bệnh học tập 2.
3.Hoàng Trọng Tấn- Nguyễn Mạnh Phú-Nhận xét 6 trường hợp được chẩn đoán sốt Rickettsia do ve truyền( sốt mò)-Kỷ yếu công trình nhi khoa-2003.
4.Vũ Văn Ngọ-Phạm Thị Vân Hạnh-Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,xét nghiệm,điều trị bệnh sốt mò-Tạp chí Y học thực hành số 447/2003.
5.htt://textbook of bacteriology.net/Rickettsia.html.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 14 Tháng 4 2013 21:27

You are here Tin tức Trường hợp lâm sàng Nhân một trường hợp sốt mò có tổn thương gan nặng được chẩn đoán và điều trị tại khoa Lây