Hướng dẫn mới về Hồi Sinh Tim Phổi năm 2011

Hội Tim mạch Hoa kỳ vừa cập nhật hướng dẫn mới về hồi sinh tim phổi trong vài năm gần đây. Đây là vài tóm tắt thay đổi mới về HSTP năm 2011.

Tuần hoàn, Tuần hòan, Tuần hoàn 

Không còn cấp cứu ngừng tim theo kiểu “ miệng-miệng”. Điều này đã thay đổi từ 2008 nhưng nay cần phải nhấn mạnh lại. Nếu như bạn thấy một người nào đó nằm bất động hãy hỏi xem họ có tỉnh không, nếu như không trả lời thì phải ép tim ngay, không còn hô hấp kiểu “ miệng – miệng” nữa. Không còn động tác “ quan sát, nghe, và cảm giác” về nhịp thở nữa. Nhưng những thao tác trên không áp dụng khi cấp cứu ngưng tuần hoàn với bệnh nhân nằm viện hay bệnh nhân trong phòng cấp cứu. Trong bệnh viện bạn gọi người hô hấp bằng bóp bóng và đặt NKQ ngay. Không phải là bạn quên đường thở nhưng bây giờ thứ tự cấp cứu là Tuần Hoàn – Đường Thở - Hô hấp (CAB) chứ không phải là ABC như trước nữa. Nếu như bệnh nhân không có ép tim thì sẽ không có tuần hoàn và não sẽ chết. Hãy ép tim mạnh và có hiệu quả. Càng tránh ngưng bóp tạm thời càng tốt. Đừng chần chừ dùng sốc điện.

CPR

Không nhấn mạnh tầm quan trọng của thuốc, dụng cụ và các biện pháp có thể cản trở biện pháp ép tim  

Cấp cứu đường thở nâng cao, đường truyền trung tâm, thuốc không được làm gián đoạn ép tim. Hướng dẫn mới tập trung vào một biện pháp duy nhất làm cải thiện tỷ lệ sống sót là ép tim chứ không phải là các biện pháp khác

Atropin đã bị loại ra khỏi huớng dẫn mới.

Nếu như mạch chậm hãy dùng Adrenaline. Dùng Adrenaline hoặc Dopamine nhỏ giọt nếu cần thiết

Bicarbonate cũng không còn sử dụng ( không nằm trong hướng dẫn từ 2005).

Nếu bạn nghĩ rằng bệnh nhân bị quá liều thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA ) thì có thể dùng nhưng nó không phải là biện pháp cơ bản

Procainamide là thuốc đầu tay nếu có nhịp nhanh thất ổn định 

Ổn định có nghĩa là bệnh nhân còn mạch và nói chuyện được với bạn. Nếu không ổn định hãy ép tim và dùng Amiodarone 300 mg I.V và chống rung

Amiodarone là thuốc đầu tay cho những trường hợp nhịp nhanh thất không ổn định.

Không ổn định có nghĩa là bệnh nhân mất tri giác. Dùng Amiodarone 300 mg I.V

Lidocaine không còn dùng 

Lidocaine không còn dùng trong nhịp nhanh thất

Chăm sóc sau ngưng tim 

Có mục mới trong mục chăm sóc sau ngưng tim. Truyền 2000 ml nước muối sinh lý ủ ấm ( 32oC )

Không dùng thuốc tan cục máu tPA trong cấp cứu cao huyết áp HTN 

Nếu bệnh nhân có biểu hiện lú lẫn và cao huyết áp ( HA > 200/110), hãy làm hạ huyết áp. Bệnh lý thần kinh của cao huyết áp ( HTN ) có thể nhầm lẫn với thiếu máu não thoáng qua hay tai biến mạch não (TIA/ CVA). Không dùng tPA cho đến khi bệnh nhân chắc chắn có TIA/CVA. Lú lẫn không phải là đột quỵ tiến triển

15 tình huống đặc biệt và sơ đồ cấp cứu. Có thai, đột quỵ, nhồi máu phổi … hãy xem cụ thể trên bảng hướng dẫn đầy đủ.…………………………………………………………………...................................................................................................

2011 Updated ACLS Guidelines
The American Heart Association has updated the ACLS guidelines over the past few years. Here is a quick summary the new changes in th 2011 guidelines:

Circulation, Circulation, Circulation 

No more mouth to mouth CPR . This was changed in 2008, but it is being re-emphasized. If you see someone down in the parking lot, ask them if they are ok, if they don't respond, just start chest compressions. NO mouth to mouth. No more "look, listen, and feel" for breathing. Just start compressions. This doesn't apply to hospitalized patients or ER patients. In the hospital, you can have someone bag them right away and intubate them. You don't have to ignore airway. Now it's CAB, instead of ABC. (Chest compressions, airway, breathing). If they aren't getting compressions, they aren't circulating blood, and their brain is dying quickly. Rate should be 100/minute. Good, deep, hard compressions. Minimize interuptions in chest compressions as much as possible. Don't delay shock.

De-emphasize Drugs, Devices, and other Distracters

Advanced airways, central lines, and drug delivery should not interupt chest compressions. The new guidelines focus on things that improve survival.... ie chest compressions.

Atropine is gone.

Atropine is no longer part of ACLS protocols at all. If they are slow or bradycardic, epinephrine will work just fine. Use an epinephrine drip or dopamine drip if needed.

Bicarbonate is out.

Bicarbonate is no longer part of ACLS protocol (Removed in 2005). Sure, if you think someone has overdosed on a TCA, then fine, but that isn't a code siutation.

Procainamide is first for STABLE VTach.

Stable means they have a pulse and are talking to you. If they are unstable, you are back to chest compressions, amiodarone 300mg IV push, and defibrillation.

Amiodarone is FIRST for UNSTABLE VTach.

This is still the number one drug for a patient that loses consciousness and begins to crash with VTach. 300mg IV push.

Lidocaine is out.

Lidocaine for unstable VTach has been removed.

Post Arrest Care

New section has been added on post arrest care, including infusion of 2 Liters of cold (0F/32C degree) normal saline.

No tPA for HTN Emergency.

If a patient presents with confusion and an elevated BP (>200/110), get the BP down. HTN encephalopathy can be confused with TIA/CVA. Don't give tPA until you know what the patient really has. Confusion is not a stroke in progress.

15 Special situations.
There are 15 special new situations and algorithms. Take a look at them. Pregnancy, stroke, PE, etc.

More information:
http://www.heart.org/HEARTORG/CPRAnd...ubHomePage.jsp
Full Guidelines:
http://circ.ahajournals.org/content/vol122/18_suppl_3/

Theo Hội Gây Mê Hồi Sức Việt Nam


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 7 2012 15:15