Công tác sửa chữa các khoa, phòng trong toàn bệnh viện - Thực trạng và kiến nghị

 Huỳnh Viết Hùng - Phòng HCQT

Phòng Hành chính Quản trị (HCQT) là một trong sáu phòng chức năng, có nhiệm vụ đảm bảo công tác hậu cần phục vụ chuyên môn trong toàn Bệnh viện. Nhân lực của phòng hiện tại là 19 người làm việc ở các bộ phận: văn phòng, bảo vệ, lái xe, điện thoại, nhà nghỉ, tiếp liệu, kho, công tác đội. Bộ phận công tác đội (4 người) thường xuyên chăm lo công tác vệ sịnh ngoại cảnh, sửa chữa các thiết bị bằng gỗ hoặc nhôm kính, thông các bồn cầu bị nghẹt, thông các đường ống thoát nước bẩn trong các khu vệ sinh của các khoa phòng, sửa chữa nhỏ để đảm bảo hoạt động chuyên môn của các khoa phòng trong toàn Bệnh viện.

Khoakha1

 Khoa Khám bệnh 

1. Thực trạng công tác sửa chữa tại các khoa, phòng

Từ năm 1998 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam được UBND tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng và cải tạo lại cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công tác điều trị và chăm sóc người bệnh. Hầu hết các khối nhà điều trị được xây dựng 2 tầng, được bàn giao đưa vào sử dụng đến nay đã hơn 15 năm, riêng khoa Phụ sản 5 tầng được đưa vào sử dụng từ năm 2012.

Để đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ người bệnh đúng theo yêu cầu của Bộ Y tế, các phòng điều trị đều xây các khu vệ sinh cho người bệnh sử dụng, hiện tại trong toàn Bệnh viện có trên 140 nhà vệ sinh phục vụ khoảng 800-850 người bệnh nội trú, khoảng chừng đó người nuôi bệnh, các CCVC Bệnh viện làm việc hằng ngày và học sinh các trường đến thực tập tại Bệnh viện.

Năm 2014 phòng HCQT đã tiếp nhận và sửa chữa theo đề nghị của các khoa, phòng khoảng 500 lượt, trong đó 300 lượt là sửa chữa các bồn cầu và đường ống thoát nước trong các khu vệ sinh. Vật dụng làm tắc nghẽn đường ống thoát nước trong các khu vệ sinh chủ yếu là bao bì các loại như dầu gội đầu, tóc, đất, muỗng, đũa, bao ni lông.... Vật dụng làm tắc các bồn cầu là các loại giấy cứng, bao ni lông, băng vệ sinh, quần lót, áo lót, bót giặt đồ,…. Để sửa chữa các trường hợp này tổ công tác đội chủ yếu dùng máy bơm nước DK2 luồn ống dây vào các đường ống để bơm hoặc dùng đường dây xoắn vào bên trong đường ống để thông. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thành công bởi khi bồn cầu hay đường ống thoát nước mắc những vật thể quá lớn và quá cứng thì buộc phải đục phá, tháo dỡ gạch nền lên để xử lý, điều này gây ra tốn kém cả công sức, thời gian lẫn kinh phí, nhiều lúc phải sửa chữa một tuần mới xong được.

Ngoài ra, do cơ sở hạ tầng được xây dựng và đưa vào sử dụng khá lâu nên đang từng bước xuống cấp. Hiện tại, sàn mái một số khoa đã bị thấm, đặc biệt là các hộp kỹ thuật, lan can hành lang, khung hoa sắt các cửa sổ nhiều nơi đã mục nát, cửa nhôm kính, cửa gỗ các khu vệ sinh thường xuyên hư hỏng cần phải sửa chữa,….

Nhân lực tổ vệ sinh của phòng HCQT hiện nay rất ít chỉ có 04 người nhưng phải đảm nhiệm nhiều công việc, hơn nữa khả năng xử lý công việc không đồng đều, khi gặp những trường hợp khó cần phải đục phá thì thời gian sửa chữa kéo dài, trong khi các khoa mỗi lần bị sự cố thì đều yêu cầu HCQT phải bố trí người sửa chữa gấp điều này gây không ít áp lực cho bộ phận công tác đội.

2. Kiến nghị

Để các khoa, phòng trong toàn Bệnh viện luôn mới, gọn gàng, sạch sẽ, tránh nhanh chóng xuống cấp, đảm bảo phục vụ tốt cho người sử dụng; ngoài việc Bệnh viện hằng năm phải đầu tư kinh phí sơn, sửa lại các khoa phòng trong toàn Bệnh viện thì các CCVC trong Bệnh viện, người bệnh, người nuôi bệnh cần thực hiện tốt các vấn đề sau:


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 26 Tháng 5 2015 19:26