• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Nguyên tắc chung trong xử trí ngộ độc thuốc

  • PDF.

Ds Lê Thị Thế Cường - 

Ngộ độc thuốc, ngộ độc hóa chất, kim loại, ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp có thể do thầy thuốc hoặc người bệnh vô tình hay cố ý sử dụng. Trong trường hợp ngộ độc cần chẩn đoán, xử trí nhanh, đúng kịp thời hạn chế tối đa các di chứng để lại và tránh tử vong nếu có thể.

Căn cứ trên thời gian tiếp xúc với chất gây ngộ độc và tiến triển của các dấu hiệu lâm sàng, ngộ độc được phân loại thành ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính. Trên thực tế có rất ít chất độc gây triệu chứng ngộ độc đặc hiệu mà thường là các triệu chứng có tính gợi ý và cũng không có nhiều thuốc đối kháng đặc hiệu nên việc điều trị đặc hiệu sẽ gặp nhiều khó khăn.

ngodocthuoc

Xem tiếp tại đây

Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị

  • PDF.

Ds. Nguyễn Văn Ngọc - 

Sử dụng kháng sinh trong các Bệnh viện hiện nay của nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt nam còn nhiều vấn đề còn tranh cãi. Một trong những vấn đề có ý nghĩa rất to lớn trong việc sử dụng kháng sinh hợp lý đạt được hiệu quả cao cho người bệnh khi có nhiễm khuẩn đang gặp nhiều khó khăn. Điều trị kháng sinh có khả năng làm tăng sự phòng vệ bình thường của vật chủ, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, tuy vậy những chỉ định sai rất thường gặp, gồm điều trị không theo loài vi khuẩn gây bệnh, điều trị theo kinh nghiệm không có những thông tin tối ưu về các vấn đề liên quan đến kháng sinh và nhiễm khuẩn. Phối hợp kháng sinh không thích hợp trong khi cần có lựa chọn phối hợp, những sai lầm về liều lượng và thời gian, nhận định không đầy đủ về tiềm năng kháng sinh, về sự thâm nhập vào các receptor của thuốc, tương tác thuốc, phản ứng phụ và chi phí cũng như những giới hạn khác về hiệu quả của điều trị kháng sinh.

antibiotics

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 7 2020 14:18

Thời điểm sử dụng thuốc đường uống

  • PDF.

Trần Thị Kiều Diễm -

Đường uống là đường đưa thuốc phổ biến nhất. Chính vì vậy, trong điều trị có tới 80% thuốc được đưa qua đường này. Hầu hết các thuốc đều có thể đưa qua đường này, trừ những trường hợp hoạt chất không hấp thu ở ruột, bị phân hủy bởi men tiêu hóa hoặc bị phá hủy quá nhiều khi qua gan vòng tuần hóa đầu. Ưu điểm đưa thuốc theo đường uống là dễ sử dụng, an toàn hơn so với đường tiêm; dạng bào chế có sẳn và thường rẻ hơn so với các dạng thuốc khác.

Tuy nhiên, sinh khả dụng các thuốc đường uống thường giao động, phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như cấu trúc phân tử thuốc, PH dịch vị, mức độ tháo rổng dạ dày, tác động của hệ enzime tại ruột, thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày, ảnh hưởng của thức ăn và nước dùng để uống thuốc, các thuốc dùng phối hợp…

thuoc uong

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 12 Tháng 3 2020 17:59

Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc ở bệnh nhân suy tim

  • PDF.

Ds. Đặng Thị Ngọc Hà -

1. Chế độ ăn uống:

 - Muối và các thực phẩm giàu natri chính là kẻ thù số 1 của bệnh nhân suy tim. bệnh nhân suy tim cần dùng chế độ ăn nhạt (chế độ ăn giảm muối) để phòng ngừa các triệu chứng của ứ dịch.

  • Ăn nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước, ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim.
  • Thực đơn ít muối giúp bạn kiểm soát huyết áp, tránh phù nề, cải thiện tình trạng khó thở.
  • Lượng natri trong mỗi bữa ăn không quá 2.000mg, và tốt nhất là dưới 1500mg.
  • Những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn.

- Kiểm soát lượng dịch đưa vào: hạn chế lượng dịch từ 1,5-2 lít dịch/ngày đối với các bệnh nhân có triệu chứng suy tim nặng, đặc biệt với các trường hợp có hạ natri máu. hiện vẫn chưa xác định được mối liên quan rõ nét giữa lợi ích lâm sàng và việc hạn chế lượng dịch đưa vào đối với các trường hợp có triệu chứng suy tim nhẹ đến trung bình.

khongthuoctim

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 3 2020 17:46

Thời điểm sử dụng và những chú ý khi dùng một số thuốc

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Thuý Hằng -

Tất cả nhân viên y tế đều hiểu rõ về tầm quan trọng của sự tuân thủ quy tắc 5 đúng (đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng cách và đúng thời gian) khi điều trị một bệnh lý. Trong đó thời điểm dùng thuốc là một yếu tố rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả điều trị. Uống thuốc sai thời điểm, không những làm giảm hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính dung nạp và tăng tác dụng phụ của thuốc.

Một trong những yếu tố quyết định thời điểm dùng thuốc chính là sự tương tác giữa thuốc với thức ăn, thức ăn có thể làm thay đổi mức độ hấp thu của thuốc, đưa đến thuốc có tác dụng nhanh hay chậm. Đa phần những trường hợp thức ăn làm tăng hấp thu thuốc đều được tận dụng để tăng nồng độ thuốc trong máu. Tuy nhiên, với những thuốc mà nồng độ máu quá cao có thể gây độc thì nên tránh uống vào bữa ăn. Những thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu thì phải uống xa bữa ăn. Các trường hợp còn lại nên uống vào bữa ăn để giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 08 Tháng 2 2020 16:39

You are here Tin tức Thông tin thuốc