Sai sót trong sử dụng thuốc – hậu quả và giải pháp hạn chế

Ds Đặng Thị Ngọc Hà

Sai sót liên quan đến thuốc (Medication error – ME) là một trong những nguyên nhân gây hại không được chú ý trong quá trình sử dụng thuốc cho người bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới – WHO, sai sót liên quan đến thuốc là một thất bại không có chủ đích trong quá trình điều trị bằng thuốc dẫn đến hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại cho bệnh nhân.

I. Phân loại các sai sót trong quá trình sử dụng thuốc:

  1. Sai sót trong chỉ định thuốc: sai sót trong lựa chọn loại thuốc (sai chỉ định, chống chỉ định, tiền sử dị ứng, chống phối hợp với thuốc đang điều trị và các yếu tố khác).
  2. Sai sót do chỉ định thiếu thuốc: bệnh nhân không được dùng loại thuốc cần thiết.
  3. Sai do thừa thuốc: Sử dụng loại thuốc không cần thiết cho bệnh nhân đó.
  4. Sai thời gian: bệnh nhân dùng thuốc ngoài khoảng thời gian cho phép hoặc thời điểm uống thuốc không phù hợp.
  5. Sai liều: bao gồm dùng liều quá cao hay quá thấp hơn liều điều trị, quên liều, đưa thêm liều không đúng như chỉ định hoặc không nhớ liều dùng cho bệnh nhân
  6. Sai dạng bào chế: dùng cho bệnh nhân loại thuốc không đúng dạng bào chế thích hợp, ví dụ: kê thuốc đường tiêm, trong khi bệnh nhân có thể uống và sinh khả dụng đường uống cao
  7. Sai trong chuẩn bị thuốc: thuốc được pha chế hoặc thao tác không đúng trước khi sử dụng
  8. Sai kỹ thuật dùng thuốc: quy trình không phù hợp hoặc không đúng kỹ thuật sử dụng thuốc
  9. Sai khi dùng thuốc biến chất: dùng thuốc hết hạn hoặc hư hỏng
  10. Sai trong theo dõi: thiếu sót trong việc đánh giá chế độ điều trị và phát hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc hoặc không sử dụng dữ liệu lâm sàng hoặc xét nghiệm phù hợp để đánh giá đầy đủ đáp ứng của bệnh nhân với thuốc được kê đơn.
  11. Sai trong tuân thủ điều trị: bệnh nhân thiếu tuân thủ điều trị với thuốc được kê đơn
  12. Sai sót khác: những sai sót không phân loại được theo các nhóm trên.

Một trong những ví dụ thường xảy ra sai sót liên quan đến thuốc đó là nhầm lẫn do bao bì nhìn giống nhau, đọc giống nhau:

Nhìn giống nhau, đọc giống nhau

sai1

Đọc giống nhau

sai2

Nhìn giống nhau

sai3

(Atropin 0,25mg/ml dạng ống; Adrenalin 1mg/ml dạng ống)

Các thuốc có tên đọc gần giống nhau nhưng có mục đích dùng khác nhau và chỉ cần một sai sót trong đánh vần cũng có thể gây tác hại nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Ví dụ: thuốc Vincystin 200mg có tác dụng làm loãng đờm và Vincristin 1mg/2ml là thuốc chống ung thư gây độc tế bào.

II. Hậu quả do sai sót trong sử dụng thuốc:

III. Giải pháp hạn chế sai sót trong sử dụng thuốc:

Nguồn: Tài liệu đào tạo liên tục


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 21 Tháng 12 2018 17:20