1.Lịch sử hình thành và phát triển
Ngay khi thành lập bệnh viện Đa khoa khu vực Tam Kỳ năm 1975, tiền thân của bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, trên cơ sở tiếp quản bệnh viện quân dân y của chính quyền cũ, khoa Khám – Cấp cứu đã được hình thành. Trải qua nhiều giai đoạn, tách nhập giữa 2 khoa Khám và Cấp cứu, đến năm 1997 khoa Cấp cứu chính thức được tái thành lập. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của bệnh viện Quảng Nam, khoa Cấp cứu ngày càng phát triển, hoàn thiện về nhân lực, trang thiết bị, vật chất, hạ tầng cơ sở để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của khoa Cấp cứu bệnh viện tuyến tỉnh, tạo được niềm tin cho người bệnh và nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ:
- BS Lê Kim Đính
- BS Nguyễn Hồng Sinh
- BS Nguyễn Mậu Khẩn
- BS CKI Lê Quang Hồng
- BS Hồ Ngọc Tuyên
- BS Đỗ Xuân Nghinh
- BS Lê Thế Cánh
- BS CKI Trình Văn Truyền
- BS CKI Hoàng Phong Thái
- BS CKI Đặng Hữu Thảo
- Ths BS Nguyến Ngọc Văn Khoa
Tiếp đón bệnh nhân
2. Tổ chức nhân sự
Tổng số nhân viên: 29
- Thạc sĩ: 1
- BS CKI: 4
- BS: 2
- ĐD: 19 (trong đó có 3 CN đang đi học)
- HL: 3
3. Nhiệm vụ và chức năng
- Thường trực cấp cứu 24/24
- Tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho tất cả các bệnh nhân vào bệnh viện Quảng Nam hoặc những trường hợp bệnh nhân nặng, vượt khả năng điều tri từ tuyến dưới chuyển đến
- Phối hợp với tất cả các khoa phòng trong công tác cấp cứu tai nạn, thảm họa, ngộ độc hàng loạt…
- Thông tin tư vấn cấp cứu, giáo dục cấp cứu cho cộng đồng
- Thực hiện các cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu
- Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành cấp cứu
- Tham gia giảng dạy, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chuyên nghành cấp cứu cho tuyến trước, các trường có chức năng y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và địa bàn lân cận.
- Tham gia chỉ đạo chuyên môn tuyến trước theo phân công của lãnh đạo bệnh viện
4. Trang thiết bị
- Máy giúp thở: 2
- Monitor: 2
- Máy sốc điện: 2
- Máy đo ECG: 1
- Máy súc rửa dạ dày qua hệ thống kín: 1
- Bơm tiêm điện: 1
- Máy hút dịch: 2
5. Thành tích:
- Cấp cứu thành công nhiều bệnh nhân nguy kịch tưởng chừng không qua được
- Cấp cứu thành công nhiều vụ tai nạn hàng loạt
- Áp dụng một số kỹ thuật mới trong chẩn đoán và cấp cứu người bệnh
- Được tặng bằng khen, giấy khen của các cấp
6. Định hướng phát triển:
- Phấn đấu xây dựng một khoa Cấp cứu hiện đai, chất lượng cao
- Liên tục tiếp cận, áp dụng các kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng khám, cấp cứu người bệnh
- Sắp xếp, tổ chức cho các cán bộ được đào tạo ngắn hạn, dài hạn để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn
- Thường xuyên tổ chức, đào tạo và học tập tại chỗ cho các cán bộ, nhân viên chuyên môn trong toàn khoa.
- Tăng cường kỹ năng giao tiếp, tạo được niềm tin, sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh
- Trong thời gian đến khoa cấp cứu kết hợp với các cấp, các trường nhằm nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh
Khoa Cấp Cứu
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luôn xem bệnh nhân và người nhà bệnh nhân như người thân của mình, đó cũng là mục tiêu tối quan trọng mà tập thể CBVC khoa Cấp cứu luôn phấn đấu đạt đến, mà trước hết cần phải có sự đồng cảm với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Xin giới thiệu vài mảng tâm tình của CBVC khoa Cấp cứu:
LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU
Người đời sao khỏi ốm đau
Không phân biệt kẻ nghèo giàu, hèn sang
Ốm đau lo chữa cho an
Để lâu căn bệnh lại càng nặng thêm
Bệnh viện phục vụ ngày đêm
Nhiều đêm không ngủ vẫn xem là thường
Bệnh nhân trằn trọc trên giường
Bác sĩ đem hết tình thương cứu người
Thái độ nhã nhặn vui tươi
Nhẹ thì chẩn bệnh chuyển thời về khoa
Gặp bệnh lủng, toác ngoài da
Khâu may băng bó chẳng qua việc thường
Chẳng may tai nạn chấn thương
Đau trong nội tạng, gãy xương, gãy sườn
Tai biến căn bệnh khó lường
Hôn mê bất tỉnh dễ đường tử vong
Phải dùng máy móc mới xong
Chụp phim xác định bên trong bệnh gì
Bệnh nặng thì phải “Ci-ty”
Siêu âm cho chắc khỏi thì ngại nghi
Kiệt sức cho thở oxy
Bệnh cần phẫu thuật chuyển đi mổ liền
Có người gặp chuyện buồn phiền
Lại dùng độc dược uống liền quyên sinh
Bác sĩ vẫn rất tận tình
Cứu người chẳng chút rẻ khinh phiền hà
Thân người như thể thân ta
Lương y từ mẫu đó là châm ngôn
BS Đỗ Thế Tuế
......................................................................................................................................................................................
MÀU ÁO TRẮNG
Tự hào em màu áo trắng bluose
Màu áo trinh nguyên tấm lòng trong trắng
Đôi bàn tay em nhẹ nhàng xoa dịu
Từng nỗi đau người bệnh phải mang
Vì thương người em chẳng ngại gian nan
Chẳng quản sớm khuya ân cần bên giường bệnh
Để được thấy niềm vui trở lại
Thấy nụ cười trên gương mặt người đau
Nghề của em thật cao quý biết bao
Đem đến cho đời bao niềm vui hạnh phúc
Dẫu cuộc sống còn nhiều điều trăn trở
Trong em luôn ghi lời dạy Người răn
Thương người như thể thương thân
“Lương y - từ mẫu” sáng ngời trong tim
ĐD Cao Thị Kim Huệ- Khoa Cấp Cứu
............................................................................................................................................................................
VẾT THƯƠNG
BÀI ĐÃ ĐĂNG NĂM 2014
- Ấm áp mùa đông
- Tháng ba biên cương
- Sinh nhật Đoàn
- Tổ chức đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của một số nước trên thế giới và Việt Nam
- Phác đồ xử lý ngộ độc cấp heroin
- Đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của Hàn Quốc
- Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tạo lập nền y đức mới
- Tình nguyện vì cộng đồng
- Rượu và cấp cứu
- Khoa CC BVĐK tỉnh Quảng Nam
- Dùng adreneline trong cấp cứu ngừng tim và hồi sức tích cực
- Ngộ độc cấp vì ăn hạt của cây bả đậu
- Bảo vệ tầng ozon - bảo vệ cuộc sống
- Sốc điện
- Đại hội Đoàn cơ sở BVĐK Quảng Nam 2014-2017
- Công tác đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa thiên tai Việt Nam
- Liệu pháp oxy
- Một số sai lầm khi sơ cứu bệnh nhân bị rắn độc cắn
- Thơ vui ngành Y
- Hãy thay đổi tư duy
- 10 khuyến cáo phòng ngừa bệnh cúm
- Nỗi niềm người thấy thuốc Khoa Cấp Cứu
BÁI ĐĂNG NĂM 2015
- Ngộ độc trái cây sơn tuế
- Một số lưu ý về chế độ ăn uống trong chăm sóc người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính
- Vai trò của người điều dưỡng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp tại Khoa Cấp Cứu
- Sơ cứu chấn thương đầu, các bước xử trí tại cộng đồng
- Cấp cứu xuất huyết não - Khó khăn khi kiểm soát huyết áp
- Điều mong ước của bà tôi
- Vai trò của xét nghiệm NT- ProBNP trong chẩn đoán điều trị và tiên lượng
- Sử dụng đường truyền trong xương trong cấp cứu, hồi sức bệnh nhân nặng
- Hãy cảnh giác với tình trạng chết đuối về mùa hè
- Mô hình khoa cấp cứu mới – nhìn từ phía điều dưỡng
- Bóp bóng ambu thế nào là đúng cách?
- Giun đũa chó – mèo có gây bệnh viêm loét dạ dày hay không?
- Các tư thế an toàn khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu.
- Những kinh nghiệm trong việc tiếp xúc ban đầu với người bệnh tại Khoa Cấp Cứu
- Hiến máu tình nguyện và những điều cần biết
- Cách sơ cứu một số tai nạn, thương tích thường gặp
- Cảm tác từ một đêm trực
- Hướng dẫn chăm sóc bàn chân bệnh nhân đái tháo đường
- Thành khẩn tiếp thu sự phê bình của đồng chí là cái thước đo đạo đức cách mạng, tinh thần vì dân vì nước của mỗi cán bộ
- Tìm hiểu về bệnh liệt chu kỳ
BÀI ĐĂNG NĂM 2016
- Ngộ độc cấp tính và quá liều thuốc
- Kháng insulin ở bệnh nhân bệnh thận mạn
- Tình hình tai nạn giao thông trong 9 ngày tết năm Bính Thân tại BVĐK tỉnh Quảng Nam
- Bác sĩ cấp cứu – nơi không dành cho sự chậm trễ
- Rượu, bia và xuất huyết tiêu hóa
- Cán bộ, viên chức khoa Cấp cứu: Quyết tâm thực hiện môi trường không khói thuốc lá
- Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ
- Hội chứng mệt mỏi mạn tính
- Mệt mỏi, yếu cơ khi lao động nặng: Đâu là nguyên nhân chính?
- Giao tiếp ứng xử - những vấn đề cần quan tâm
- Hôn mê kéo dài sau uống rượu: Đừng chủ quan!
- Sơ cứu, xử trí khi bị bỏng nước sôi, bỏng lửa tại nhà
- Sự cố y khoa - các giải pháp phòng ngừa
- Nhận một trường hợp ngộ độc trái mướp sát ở BVĐK tỉnh Quảng Nam
- Đạo đức trong y học lâm sàng
- Điều trị kháng insulin trong bệnh thận mạn
- Những điều cần biết về sơ cứu vết thương phần mềm
BÀI ĐĂNG NĂM 2017
- Ong đốt: Nguyên nhân, cách xử trí ban đầu và phòng tránh ở cộng đồng
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm trong giai đoạn hiện nay tại cơ quan
- Thầy thuốc với các nguy cơ độc hại môi trường và nơi làm việc
- Đặt nội khí quản - những tai biến và biến chứng cần lưu ý
- Chứng kiến tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện đa khoa Quảng Nam
- Sốc giảm thể tích
- Tai biến mạch máu não, kế hoạch chăm sóc
- Hãy là người ứng xử có văn hóa trong mọi quan hệ giao tiếp - bạn sẽ đạt được những điều mong đợi !
- Cách bảo quản một số máy móc, dụng cụ sử dụng trong cấp cứu
- Tài nguyên nước Quảng Nam: Tiềm năng và phát triển
- Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ trên bệnh nhân suy thận mạn
- Những điều cần làm ngay khi tiếp nhận nạn nhân đuối nước tại cộng đồng
- Tự tử bằng thuốc bảo vệ thực vật: nguyên nhân, thực trạng và giải pháp
- Các tai nạn thường gặp trong ngày hè và cách sơ cứu ban đầu
- Hoạt động nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7
- Cách xử trí say nắng, say nóng
- Định nghĩa mới về nhiễm trùng huyết
- Liệu pháp oxy: Dễ mà khó
BÀI ĐĂNG NĂM 2018
- Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cứu sống một bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng
- Tai biến mạch máu não do tăng huyết áp: Xưa nhưng không cũ
- Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cứu sống một bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp do hội chứng Brugada
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc vận mạch trong các trường hợp cụ thể
- Xây dựng mô hình 5S tại khoa cấp cứu
- 11/06/2012 07:55 - Khoa Phục Hồi Chức Năng
- 11/06/2012 07:54 - Khoa Nội Tổng hợp
- 11/06/2012 07:53 - Khoa Nội tim mạch
- 11/06/2012 07:53 - Khoa Nội Thận-Nội tiết
- 11/06/2012 07:52 - Khoa Yêu Cầu
- 11/06/2012 07:49 - Khoa Khám bệnh
- 29/05/2012 18:04 - Khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc
- 26/05/2012 10:27 - Các khoa lâm sàng