Xử trí những trường hợp hen đặc biệt

Bs CKI Nguyễn Đức Kỳ - Khoa Nội TH

1. HEN VÀ THAI NGHÉN.

Ở phụ nữ bị hen mà có thai, thì độ nặng của hen dễ thay đổi, diễn biến phức tạp, cần  theo dõi thường xuyên để điều trị hợp lý. Tất cả các thuốc điều trị hen đường hít với liều thông thường đều an toàn khi có thai. Bệnh hen kém kiểm soát , sẽ gây tình trạng thiếu oxy dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi.

Sử dụng corticosteroid đường toàn thân cũng không gây nên vấn đề lớn, trừ khi được dùng với liều lớn hay nhiều đợt thường xuyên, khi đó trọng lượng khi sinh của trẻ sẽ bị giảm. Thuốc kích thích beta 2 liều cao ức chế cơn co tử cung, nhưng điều này ít có ý nghĩa lâm sàng nếu dùng theo đường hít. Nếu có thể được thì tránh dùng thuốc theo đường uống, đặc biệt thuốc kích thích beta 2 tác dụng kéo dài và theophylline.

hen1

 2. HEN VÀ PHẪU THUẬT.

Do quá mẫn đường thở, giới hạn luồng khí và tăng tiết chất nhầy. Vì vậy, người bị hen có những biến chứng trong phẫu thuật, đặc biệt phẫu thuật lồng ngực và phần trên ổ bụng. Bệnh nhân hen khi phẫu thuật phải được theo dõi cẩn thận, nên đánh giá chức năng hô hấp trước khi phẫu thuật một vài ngày và nếu FEV1 dưới 80% trị số tốt nhất của bệnh nhân thì nên cho một đợt glucocorticosteroid điều trị ngắn ngày.

3. VIÊM MŨI XOANG VÀ POLYP MŨI.

Viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn, polyp mũi làm bệnh hen dễ khởi phát và nặng thêm, những trường hợp này rất nhạy cảm với glucocorticosteroid tại chỗ.

4. HEN VÀ BỆNH DO NGHỀ NGHIỆP.

Điều trị hen nghề nghiệp không khác gì hen bình thường, điều quan trọng là tránh xa các yếu tố liên quan khói, bụi, hóa chất, môi trường làm việc...

5. HEN VÀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP.

Nhiễm khuẩn hô hấp làm nặng các triệu chứng hen. Vì vậy khi có cơn kịch phát hen cần theo dõi chặt chẽ, phát hiệu các dấu hiệu nhiễm khuẩn để xử trí kịp thời, hợp lý.

6. TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN.

Ở bệnh nhân hen, trào ngược dạ dày thực quản xảy ra nhiều gấp 3 lần người bình thương. Vì vậy cần chú ý phát hiện kịp thời.

7. HEN DO THUỐC ASPIRINE.

Có khoảng 28% người lớn bị hen có các đợt kịch phát do phản ứng với thuốc Aspirine và các thuốc non- steroid. Chẩn đoán chỉ được xác định bằng thử test phản ứng với Aspirine ở các cơ sở có đủ điều kiện hồi sức tim phổi. Xử trí đơn giản tránh tiếp xúc với các loại thuốc trên.

8. QUÁ MẪN.

Là tình trạng có thể xảy ra trong quá trình xử lý điều trị hen do nhiều nguyên nhân, triệu chứng vừa giống vừa làm nặng thêm bệnh hen. Vì vậy, cần hết sức chú ý theo dõi phát hiện, điều trị kịp thời như thở oxy, kháng histamin, hydrocortison và truyền dịch... để tránh tử vong do mẫn cảm.

(Theo Dự án: Chương trình phòng chống hen tại Việt Nam- Bộ Y Tế)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 12 2013 20:41