Chiến dịch vệ sinh tay và ngày rửa tay toàn cầu 05/05/2022

BS Lê Thị Mỹ Thương - 

Tiến trình cải thiện vệ sinh tay là một phần quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng và do đó là sự ưu tiên hàng đầu của bệnh nhân và nhân viên y tế. Tuy nhiên việc tuân thủ vệ sinh tay trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe vẫn chưa tối ưu trên toàn cầu. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị thực hiện chiến lược cải thiện vệ sinh tay đa phương thức bao gồm các yếu tố: (1) đảm bảo sự thay đổi của hệ thống, đặc biệt là sự tiếp cận của nhân viên y tế với dung dịch vệ sinh tay chứa cồn tại các thời điểm chăm sóc bệnh nhân để có thể sử dụng phương pháp rửa tay như một phương pháp tối ưu để vệ sinh tay; (2) đào tạo và giáo dục nhân viên y tế; (3) giám sát thực hành và trao đổi sự hiệu quả trong quá trình thực hiện ; (4) nhắc nhở tại nơi làm việc; và (5) tạo ra một môi trường an toàn trong cơ sở y tế.

ruâty

Các đánh giá có hệ thống đã cho thấy mối liên hệ giữa nhận thức về sự rủi ro và an toàn, các quy trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn với các vấn đề chăm sóc sức khỏe. Cải thiện môi trường y tế an toàn mà tổ chức Y tế thế giới đưa ra có liên quan đến việc tăng cường tuân thủ vệ sinh tay và cải thiện kết quả sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là cầu khuẩn ruột kháng vancomycin và staphylococcus aureus, nhiễm khuẩn máu liên quan đến đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.

Sử dụng khung tự đánh giá vệ sinh tay để đánh giá việc thực hiện trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới, các yếu tố thuộc về môi trường an toàn lặp đi lặp lại cho điểm thấp nhất, cho thấy rằng tiến bộ trong việc cải thiện môi trường an toàn chậm hơn trên khắp và trong các khu vực khi so sánh với bốn yếu tố khác của chiến lược cải thiện vệ sinh tay đa phương thức. Vì vậy điều quan trọng phải hướng sự chú ý đến môi trường an toàn trong cơ sở y tế để đảm bảo cải thiện vệ sinh tay bền vững hơn nữa. Văn hóa cơ sở y tế đề cập đến các các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và nhận định được chia sẻ bởi các thành viên trong cơ sở y tế. Văn hóa an toàn xem xét thái độ của lãnh đạo và nhân viên y tế liên quan đến nhận thức rủi ro và an toàn. Môi trường an toàn là một phần của tổng thể đề cập đến nhận thức của nhân viên y tế về mức độ giá trị an toàn của cơ sở y tế (đối với bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường). Môi trường an toàn như một phần của chiến lược cải thiện vệ sinh tay đa phương thức đề cập đến môi trường và nhận thức về các vấn đề an toàn của bệnh nhân trong cơ sở chăm sóc sức khỏe, trong đó việc cải thiện vệ sinh tay được ưu tiên cao và coi trọng ở tất cả các cấp của cơ sở y tế. Điều này bao gồm nhận thức và niềm tin rằng các nguồn lực được cung cấp và có sẵn để đảm bảo vệ sinh tay, đặc biệt tại các thời điểm chăm sóc bệnh nhân. Tóm lại khi cơ sở y tế chú trọng việc vệ sinh tay, kiểm soát và phòng ngừa nhiễm khuẩn thì dẫn đến việc cả bệnh nhân và nhân viên y tế điều được bảo vệ và chăm sóc. Ưu tiên bàn tay sạch tại thời điểm chăm sóc, đúng lúc, đúng kỹ thuật, mọi người ở tất cả các cấp, kể cả bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở y tế, tập trung vào tầm quan trọng của vệ sinh tay bảo vệ sự sống và đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được và thúc đẩy các hành vi, thái độ thích hợp với.

Ngày 5 tháng 5 năm 2022 với việc thúc đẩy môi trường y tế an toàn như là một sự ưu tiên cho việc cải thiện vệ sinh tay cùng thông điệp: “Đoàn kết vì sự an toàn – Hãy rửa tay”. Để đạt được sự thống nhất vì một môi trường y tế an toàn, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan tham gia tích cực vào phong trào này.

Dich từ https://aricjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13756-022-01105


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 5 2022 09:30